Cảnh sát giao thông bất lực chặn xe vượt biển cấm đi vào cầu Việt Trì cũ - Ảnh chụp lúc 11h ngày 8/8/2016 |
Cụ thể,àđầutưBOTcầuViệtTrìkêucứulênThủtướbảng tỷ lệ kèo trong lá đơn kêu cứu được gửi đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, tài chính vào chiều qua (8/8), nhà đầu tư Dự ánđầu tư xây dựng công trình Cầu Việt Trì mới, dành riêng cho giao thông đường bộ, qua sông Lô, trên Quốc lộ 2, theo hình thức hợp đồng BOT (cầu Hạc Trì) cho biết họ đang rất khó khăn khi hàng loạt cam kết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phương án tài chínhkhông được thực hiện.
Đây là lần đầu tiên, một nhà đầu tư BOT giao thông đã phải gửi đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ do những bức xúc bị dồn nén trong quá trình triển khai công trình.
Sự kiện được coi “giọt nước tràn ly” diễn ra khi vào 10h-11h ngày 01/08/2016, Cục Quản lý đường bộ 1 (Tổng cục đường Bộ Việt Nam) đã chỉ đạo cho Công ty Quản lý bảo trì 238 đột ngột huy động người dân 2 bên đầu cầu đem thiết bị ra phá dỡ các ụ nổi, rào chắn (một phần hệ thống giao thông cầu Việt Trì cũ).
Các ụ nổi, rào chắn này là hệ thống kỹ thuật, được cơ quan có thẩm quyền lắp đặt để ngăn chặn tình trạng ô tôcố ý lưu thông qua cầu Việt Trì cũ nhằm mục đích đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông khi cầu Việt Trì cũ không còn đảm bảo an toàn cho việc lưu thông theo Báo cáo kết quả thẩm định chất lượng cầu Việt Trì cũ số: 4308/TCĐBVN-KHCN, MT&HTQT ngày 17/08/2015 của Tổng cục đường bộ Việt Nam.
Trước đó, sau khi công trình cầu Hạc Trì được nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng, ngày 7/12/2015, Nhà đầu tư được Bộ GTVT cho phép thu phí theo phương án tài chính đã được Chính phủ phê duyệt, đồng thời tổ chức phân luồng giao thông khu vực có hệ thống biển báo cấm ô tô qua cầu Việt Trì cũ.
Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện, nhiều xe ô tô vẫn cố tình đi bằng cầu Việt Trì cũ để trốn phí, mặc dù Cầu Việt Trì cũ đã được đặt biển cấm và thường xuyên có cảnh sát hướng dẫn phân luồng.
Do lo ngại nguy cơ mất an toàn giao thông, an ninh trật tự địa phương và nguy cơ phá sản của phương án thu phí hoàn vốn, nhà đầu tư đã gửi nhiều văn bản đề nghị giải quyết đến nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã có văn bản chỉ đạo thực hiện biện pháp kỹ thuật (lắp đặt ụ nổi, rào chắn) kèm theo các thiết bị đảm bảo an toàn giao thông để ngăn chặn ô tô cố tình vi phạm. Trải qua rất nhiều thủ tục, các bước phối hợp, Cơ quan quản lý Nhà nước mới thực hiện việc lắp đặt các ụ nổi, rào chắn phân luồng để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và đảm bảo thực thi quy định pháp luật.
Theo lý giải của Công ty BOT cầu Việt Trì, hiện một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi việc phân luồng giao thông: đối tượng chuyên chặn xe xin tiền ở chân cầu Việt Trì cũ, một số đối tượng khai thác cát trên Sông Lô, một số người buôn bán dưới chân cầu… tiếp tục kích động, quậy phá và thuê những người nghiện hút ở các địa phương khác đến quấy rối. Các biển báo cấm xe lưu thông qua cầu Việt Trì cũ cũng nhiều lần bị nhóm đối tượng này đập phá, tháo dỡ.
Cần phải nói thêm rằng, khi xây dựng phương án tài chính, nhà đầu tư chỉ được tính toán giảm trừ các chế độ vé phí ưu tiên do Bộ Tài Chính phát hành và không có nghĩa vụ phải miễn giảm phí cho người dân vùng lân cận. Tuy nhiên với tinh thần thiện chí, hài hòa, nhà đầu tư đã thực hiện chính sách miễn 100% phí cho người dân phường Bạch Hạc; giảm 60% cho xã Sông Lô và Thành phố Việt Trì đối với xe ô tô con lưu thông qua cầu Hạc Trì và thực hiện nhiều chính sách xã hội tại địa phương…
Được biết, tại thời điểm tính toán, doanh thu thu phí cầu Hạc Trì năm 2016 theo Phương án tài chính đã được phê duyệt phải đạt 138 tỷ/năm tương đương 11,5 tỷ/tháng, nhưng thực tế hiện nay việc thu phí chỉ đạt 7-8 tỷ/tháng. Nguyên nhân là các phương tiện chuyển hướng đi theo đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai và vẫn lưu thông qua cầu Việt Trì cũ từ hướng Hà Nội đến thành phố Việt Trì.
Với doanh thu này thì Công ty BOT cầu Việt Trì không đủ lương cho người lao động địa phương, trả lãi ngân hàng và chi phí quản lý, khai thác cầu chứ chưa nói gì đến việc thu hồi vốn đầu tư.
“Nếu tình trạng này kéo dài thêm một thời gian thì Công ty cổ phần BOT Cầu Việt Trì và các cổ đông của công ty có thể sẽ bị phá sản. Kéo theo hàng trăm người lao động của chúng tôi đứng trước nguy cơ thất nghiệp”, ông Vũ Văn Mạnh, Giám đốc Công ty BOT cầu Việt Trì khẳng định.
Điều đáng lo ngại là ngay khi buộc xe ô tô phải đi qua cầu Hạc Trì thì doanh số cũng chỉ tăng thêm từ 10 đến 15% do Quy hoạch phân luồng giao thông theo phương án tài chính ban đầu có nhiều thay đổi lớn. Hiện các nhân tố gây suy giảm phương tiện ảnh hưởng lớn đến phương án tài chính của dự án như bổ sung thêm 2 nút giao IC9 + IC7 trên tuyến Nội Bài – Lào Cai vào Thành phố Việt Trì; bổ sung triển khai cầu Việt Trì - Ba Vì không nằm trong giai đoạn cấp bách vào triển khai sớm theo hình thức BOT… đã dần hiển hiện.
Được biết, cùng với đề nghị trả lại nguyên hiện trạng (ụ nổi, rào chắn) là hệ thống kỹ thuật phân luồng giao thông tại cầu Việt Trì cũ, đảm bảo thu hồi vốn theo cam kết khi kêu gọi thực hiện dự án đối với nhà đầu tư, Công ty BOT cầu Việt Trì đề nghị các cấp lãnh đạo khẩn trương có các biện pháp hỗ trợ, bảo trợ an ninh trật tự đảm bảo an toàn tài sản tính mạng CBNV.
Về lâu dài, nhà đầu tư xin đầu tư hoàn chỉnh Quốc lộ 2 đoạn Việt Trì – Vĩnh Yên và dịch chuyển trạm thu phí, nhằm khai thác đồng bộ, hiệu quả với hệ thống hạ tầng hiện có.
“Trong thời gian 15 ngày, nếu các cơ quan có thẩm quyền không giải quyết triệt để vụ việc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho nhà đầu tư, trong đó hệ lụy đến hàng trăm người lao động địa phương, đối tác, nhà thầu, ngân hàngthì chúng tôi xin được dừng hoạt động cầu Hạc Trì để giải quyết vụ việc rõ ràng thấu đáo khi chúng tôi bị dồn vào đường cùng”, đại diện BOT cầu Việt Trì khẳng định.