您的当前位置:首页 > La liga > 【bxh bd the gioi】Chứng khoán tuần: Cổ phiếu ngân hàng thất bại 正文

【bxh bd the gioi】Chứng khoán tuần: Cổ phiếu ngân hàng thất bại

时间:2025-01-12 15:53:00 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

“Vạ” từ trái phiếu bất động sản?Thống kê trong 27 cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch ở các sàn, tuần bxh bd the gioi

“Vạ” từ trái phiếu bất động sản?ứngkhoántuầnCổphiếungânhàngthấtbạbxh bd the gioi

Thống kê trong 27 cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch ở các sàn, tuần qua chỉ sót lại 2 mã không thiệt hại, là KLB tăng 5,14% và SSB tăng 0,53%, còn lại đều giảm ở mức độ khác nhau.

Giảm sâu nhất là ABB giảm 7,59%, tiếp đến là TPB giảm 7,09%, HDB giảm 6,9%, TCB giảm 6,65%, BID giảm 6,21%, MBB giảm 5,42%, EIB giảm 5,13%, BVB giảm 5,1%, PGB giảm 4,85%, MSB giảm 4,48%, VAB giảm 4,29%. Đó là 11 cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh nhất. Tuần qua cũng chỉ có 4 phiên giao dịch, nghĩa là các mã này trung bình mỗi ngày giảm tới hơn 1% giá trị.

Chứng khoán tuần: Cổ phiếu ngân hàng thất bại
VN-Index tuy xấu trong 2 tuần qua nhưng vẫn duy trì trên các mức hỗ trợ ngắn hạn.

Dĩ nhiên không phải cổ phiếu ngân hàng nào cũng giảm mạnh, nhưng phần lớn chịu thiệt hại do xu hướng chung của nhóm ngành. Đây là điều đáng lưu ý, vì tình trạng giảm giá đồng loạt theo nhóm ngành thường xuất phát từ nguyên nhân mang tính cơ bản.

Tuần qua cũng không có thêm thông tin bất lợi gì mới cho các cổ phiếu ngân hàng, nhưng sự lo lắng bất an đã kéo dài từ tuần trước, khi tín hiệu giám sát chặt dòng vốn vào bất động sản, cộng với việc rà soát hoạt động phát hành trái phiếu, giao dịch, bảo lãnh phát hành trái phiếu bất động sản đã đánh thẳng vào kỳ vọng lợi nhuận của nhóm ngân hàng nói chung.

Việc hủy bỏ các lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh không còn mới, nhưng hệ lụy thì chưa thể kết thúc. Nhà đầu tư suốt hai tuần nay đang cố gắng đánh giá tác động của nó. Sẽ là rất khó để định lượng ảnh hưởng từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu bất động sản nói riêng đến hoạt động của từng ngân hàng. Tuy nhiên, về cảm tính, thị trường trái phiếu này có vai trò không hề nhỏ trong hoạt động và lợi nhuận của nhiều ngân hàng. Do đó, sự kiện Tân Hoàng Minh chắc chắn là một cú sốc, dù tác động là đa dạng.

Khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp được giám sát chặt hơn, việc huy động vốn của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp bất động sản sẽ không còn dễ dàng như trước. Một rủi ro khá lớn là trong mô hình kinh doanh, một số ngân hàng còn bảo lãnh thanh toán, chịu trách nhiệm phân phối thứ cấp.

Từ vụ việc Tân Hoàng Minh, việc tìm kiếm khách hàng cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp sẽ không còn thuận lợi. Thông thường các ngân hàng sẽ tiếp cận người gửi tiết kiệm và chào mời chuyển khoản tiết kiệm sang hình thức góp vốn đầu tư trái phiếu, hoặc trực tiếp mua các lô trái phiếu đã được xé nhỏ. Tính hấp dẫn duy nhất của hình thức phân phối này là lãi suất. Trong điều kiện bình thường, lãi suất là lý do nổi bật mà người gửi tiền bị thuyết phục, nhưng hiện tại, tính rủi ro lại là điều được chú ý nhiều hơn.

Ở cấp độ rủi ro cao hơn, hoàn toàn có khả năng nhà đầu tư sẽ tránh xa kênh trái phiếu doanh nghiệp, thậm chí là rút vốn đầu tư. Tổng thể dòng vốn vào kênh bất động sản sẽ suy yếu, trong khi hoạt động kinh doanh vốn của ngân hàng và kênh bất động sản có sự liên thông chặt chẽ.

Thị trường còn điểm tựa nào?

Dĩ nhiên cổ phiếu ngân hàng vẫn có những giá trị cốt lõi riêng, không chỉ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên trong ngắn hạn, tâm lý xa lánh cổ phiếu ngân hàng là điều có thể nhìn thấy rõ trong 2 tuần nay. Tất cả cổ phiếu ngân hàng đều sụt giảm trong vòng 2 tuần qua, trong đó có những ngân hàng lớn như TCB, CTG, MBB, HDB, STB, SHB, BID lao dốc liên tục với biên độ lớn. Đây chính là lý do khiến VN30-Index tuần qua giảm 1,6% trong khi VN30-Index giảm 2%.

Nhịp điều chỉnh mạnh của cổ phiếu ngân hàng trong ngắn hạn đã đẩy nhiều mã thủng các mức hỗ trợ ngắn hạn và ngưỡng hỗ trợ kế tiếp ở sâu hơn. Khả năng cân bằng cần thời gian để giá cổ phiếu chiết khấu đủ nhiều, từ đó hấp dẫn dòng tiền bắt đáy quay lại. Nhóm cổ phiếu ngân hàng có vai trò rất quan trọng với thị trường, kể cả khía cạnh điểm số lẫn thanh khoản. Chẳng hạn, tuần qua thanh khoản khớp lệnh trung bình mỗi phiên trên sàn HoSE giảm khoảng 20%, thì thanh khoản của các cổ phiếu ngân hàng cũng giảm khoảng 18%.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/4

Giá đóng

cửa

ngày 8/4

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/4

Giá đóng

cửa

ngày 8/4

Mức

tăng

(%)

PXI

5.05

6.72

-24.85

IDI

29.3

24.8

18.15

VIS

11.15

14.5

-23.1

CMX

24.8

21.3

16.43

PTL

8.8

11.1

-20.72

TTE

23

19.85

15.87

PXS

9.54

11.8

-19.15

GIL

96

83.5

14.97

CTD

69.8

86

-18.84

DGC

248

216

14.81

DIG

69.3

83.6

-17.11

VHC

104.6

91.5

14.32

VRC

16.1

19.15

-15.93

ACL

26

22.8

14.04

FLC

8.25

9.72

-15.12

HAH

103

91.1

13.06

DC4

18.6

21.9

-15.07

STK

65

57.6

12.85

TSC

16.2

18.75

-13.6

LHG

61.2

54.5

12.29

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/4

Giá đóng

cửa

ngày 8/4

Mức

giảm

(%)

CK

Giá đóng

cửa

ngày 15/4

Giá đóng

cửa

ngày 8/4

Mức

tăng

(%)

PBP

29.6

42.9

-31

POT

38

30.3

25.41

C92

5.6

7.8

-28.21

KDM

38.6

31.2

23.72

THS

17.6

23.9

-26.36

SMT

18.9

15.7

20.38

LM7

5.6

7

-20

QST

17.2

14.3

20.28

SD2

8.3

10.3

-19.42

CAP

119

99

20.2

VC9

14.9

18.4

-19.02

BST

18.9

16.1

17.39

L14

247

302.6

-18.37

CX8

10.5

9

16.67

PVL

8.6

10.4

-17.31

TNG

41.5

36.9

12.47

BTS

13

15.6

-16.67

VAT

2.8

2.5

12

ART

6.7

8

-16.25

VNC

60

53.8

11.52

Điểm tựa về mặt kỹ thuật của thị trường hiện vẫn còn, khi VN-Index chưa giảm thủng ngưỡng hỗ trợ quan trọng quanh mức 1.440 điểm. Ngoài cổ phiếu ngân hàng, các mã vốn hóa lớn có khả năng gây hại cho chỉ số trong ngắn hạn chỉ có HPG và VHM. Ngược lại, các cổ phiếu như dầu khí (GAS), VIC, VNM, SAB có thể nâng đỡ nhất định.

Điểm tựa về mặt cơ bản là kết quả kinh doanh quý I đang được công bố, hiện mới có các con số ước tính, nhưng sẽ xuất hiện dồn dập trong vòng 2 tuần tới. Dù các cổ phiếu lớn có khả năng tác động mạnh lên chỉ số VN-Index, nhưng kết quả kinh doanh được kỳ vọng vẫn sẽ nâng đỡ các cổ phiếu khác, tạo độ phân hóa tăng giảm trên thị trường./.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị

khớp lệnh

(tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị

Nước ngoài

bán (tỉ đồng)

4.4.2022

27,996.9

1,140.3

1,197.2

5.4.2022

23,141.0

657.4

929.9

6.4.2022

32,354.8

1,234.3

1,162.4

7.4.2022

28,101.3

816.3

1,358.5

8.4.2022

25,134.0

817.6

1,118.7

12.4.2022

22,679.7

789.8

1,163.1

13.4.2022

21,875.2

1,008.3

954.3

14.4.2022

18,934.5

862.4

1,088.5

15.4.2022

22,959.7

789.5

759.5