【keo nha cai5.com】Thích nghi với “bình thường mới”, doanh nghiệp “khỏe dần”

时间:2025-01-11 18:41:33来源:88Point 作者:Cúp C2
“Tư lệnh” ngành Tài chính,íchnghivớibìnhthườngmớidoanhnghiệpkhỏedầkeo nha cai5.com Công Thương làm rõ việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
Tìm cách thích ứng với giá xăng, dầu tăng cao
Việt Nam luôn tích cực, chủ động giảm phát thải nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích nghi với “bình thường mới”, doanh nghiệp “khỏe dần”
Theo báo cáo Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, 2/3 lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi tin rằng nền kinh tế Việt Nam có nhiều khả năng ổn định và cải thiện trong quý 2/2022 với gần 66% mong đợi doanh thu tăng. Ảnh: ST

Lợi nhuận tăng mạnh

Công bố kết quả kinh doanh quý 1/2022, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (ACL) ghi nhận lãi ròng tăng đột biến lên gần 63 tỷ đồng, gấp 5,7 lần cùng kỳ. Trong năm 2022, ACL đặt kế hoạch doanh thu thuần là 1.450 tỷ đồng (tăng 20%) và lãi trước thuế là 200 tỷ đồng (gấp 4 lần năm trước).

Đại diện ACL cho biết, năm nay, Công ty vẫn theo định hướng tập trung nguồn lực vào nuôi trồng và chế biến cá tra xuất khẩu, không đầu tư ngoài ngành. Ngoài ra, Công ty dự kiến tăng trưởng theo chiều sâu các mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm từ con cá tra với mục tiêu đưa cá tra trở nên quen thuộc với nhiều thị trường hơn nữa.

Trong lĩnh vực phân bón, Công ty Cổ phần DAP – Vinachem ghi nhận lợi nhuận sau thuế 136,5 tỷ đồng, gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp này cho biết, lợi nhuận tăng chủ yếu nhờ giá bán tăng.

Với lĩnh vực dệt may, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG ghi nhận 38 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 74% so với cùng kỳ năm trước. Đại diện TNG cho hay, lợi nhuận tăng cao là nhờ Công ty đã bổ sung máy móc thiết bị tự động, kiểm soát sản xuất theo mốc giờ đến từng người lao động giúp cho nhân sự lao động và số lượng sản phẩm cải thiện. Bên cạnh đó, nhu cầu mua hàng tăng, tình trạng khan hiếm container cải thiện và hàng hóa xuất khẩu không còn bị ách tắc ở cảng giúp doanh thu tăng.

Các doanh nghiệp cho biết, sau khi Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn với Covid-19 được ban hành, các doanh nghiệp đã bắt tay ngay vào sản xuất để kịp đơn hàng cho đối tác cũng như bù lại khoảng thời gian bị gián đoạn do các biện pháp giãn cách xã hội. Vì thế, nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng lấy lại được đà phục hồi cũng như tăng doanh thu so với thời gian trước. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 1 của Tổng cục Thống kê cho thấy, 28,4% doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn so với quý 4/2021; 35,8% doanh nghiệp đánh giá ổn định.

Cùng với đó, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tái gia nhập thị trường trong tháng 3/2022 cao gấp 3 lần doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Tính chung quý 1, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng mạnh nhất trong 5 năm qua và số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng 73,6% so với cùng kỳ cho thấy doanh nghiệp đang phục hồi.

Theo các doanh nghiệp, kết quả này có được là nhờ nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi được thực thi, giúp tháo gỡ "rào cản" về vốn, lãi suất cao, chi phí, từ đó hoạt động kinh doanh được thuận lợi hơn.

Niềm tin và kỳ vọng

Đà phục hồi của doanh nghiệp vẫn đang tiếp diễn. Theo Tổng cục Thống kê, 50% doanh nghiệp được điều tra đánh giá xu hướng kinh doanh trong quý 2/2022 sẽ tốt lên so với quý 1. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 84,7% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý 2 tốt hơn và giữ ổn định.

Theo kết quả mới nhất của báo cáo Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), 2/3 lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi tin rằng nền kinh tế Việt Nam có nhiều khả năng ổn định và cải thiện trong quý 2/2022 với gần 66% mong đợi doanh thu tăng. Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham đánh giá, lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu ủng hộ hết lòng đối với môi trường đầu tư bình thường mới sau đại dịch của Việt Nam. Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến đầu tư hiệu quả và hấp dẫn nhất trên thế giới.

Chính vì thế, Samsung đã “rót” thêm 920 triệu USD để đầu tư mở rộng dự án cho Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên. Với lần điều chỉnh này, vốn đầu tư nhà máy Samsung Electro - Mechanics tại Thái Nguyên đã tăng từ 1,35 tỷ USD lên 2,27 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn còn nhiều “đại bàng” tìm đến như Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đầu tư nhà máy sản xuất đồ chơi và thực hiện quyền xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ hàng hóa…

Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực chịu thiệt hại nặng nề bởi đại dịch đã và đang “hồi sinh”. Đơn cử, với ngành du lịch, kể từ đầu năm 2022 đến nay, nhất là từ sau khi mở cửa du lịch quốc tế vào ngày 15/3/2022, ngành du lịch đã “bừng tỉnh”. Năm 2022, Công ty Cổ phần Du lịch Vietourist đặt kế hoạch doanh thu 180 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2021, trong khi lãi ròng đạt 4,8 tỷ đồng, cao hơn mức trước dịch. Theo dữ liệu từ công cụ phân tích xu hướng du lịch Google Destination Insights, từ đầu năm đến cuối tháng 3/2022, lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam (đối với hàng không và cơ sở lưu trú) đang tăng rất nhanh, được xếp vào nhóm tăng cao nhất trên thế giới, đạt trên 75%. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp du lịch quay trở lại đà phục hồi.

Không những thế, nhiều doanh nghiệp còn “mạnh tay” tiếp tục đầu tư cho sản xuất, kinh doanh. Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Nam Việt (Navico) đã quyết định đầu tư 200 tỷ đồng để thành lập Công ty TNHH MTV Chế biến thức ăn thủy sản Nam Việt. Trước đó, trong tháng 3, Navico cũng thông qua góp 81 tỷ đồng, tương đương 100% vốn điều lệ Công ty TNHH MTV Bất động sản Nam Việt. Navico đặt mục tiêu tiếp tục áp dụng công nghệ cao để tự chủ về con giống cá tra chất lượng cao, đầu tư sản xuất Colagen và Genlatin, công suất 780 tấn/năm. Ngoài ra, Navico dự kiến đầu tư sản xuất phân bón hữu cơ từ phân cá, công suất 70.000 tấn/năm và đầu tư điện năng lượng mặt trời. Đáng chú ý, bắt đầu từ tháng 8/2022, Công ty sẽ xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra đi thị trường Mỹ. Do đó, Navico đặt kế hoạch đem về 4.900 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 40% và 720 tỷ đồng lãi trước thuế, gấp 4,8 lần kết quả năm 2021.

Tương tự, Công ty Cổ phần Thép Nam Kim sẽ lập Công ty TNHH Tôn Nam Kim Phú Mỹ vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Tập đoàn PAN cho biết sẽ không chia cổ tức năm 2021 và 2022 để dành nguồn lực thực hiện chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) cho tăng trưởng trong giai đoạn tới. Đại diện tập đoàn này cho biết, các mảng kinh doanh đang có nhiều cơ hội để phát triển. Chẳng hạn, mảng xuất khẩu thủy sản sẽ hưởng lợi từ nhu cầu lớn từ các thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản… khi các nước này đã mở cửa trước Việt Nam và đang trong giai đoạn phục hồi mạnh của nền kinh tế.

Những dấu hiệu tích cực này đã phản ánh kỳ vọng, niềm tin mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước vào tiến trình mở cửa, phục hồi của nền kinh tế cũng như triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn của Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực:

Thích nghi với “bình thường mới”, doanh nghiệp “khỏe dần”

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Quốc hội và Chính phủ đóng vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 nói riêng và trong cả giai đoạn 2021-2025. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn đối mặt nhiều khó khăn như dịch bệnh còn diễn biến phức tạp; rủi ro bên ngoài gia tăng; giá nguyên vật liệu (xăng, dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, nhân công…) đều tăng, dẫn đến lợi nhuận biên bị thu hẹp; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn vẫn tăng 49,7% so với cùng kỳ.

Vì thế, các cơ quan quản lý cần đẩy nhanh hoàn thiện thể chế; xây dựng hành lang pháp lý cho việc quản lý, phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội và chính quyền số. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính một cách thực chất, thiết thực, trong đó việc ưu tiên tháo gỡ các rào cản, điểm nghẽn là rất cần thiết nhằm huy động và giải phóng nguồn lực, nhất là trong các lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, đất đai, xây dựng, thủ tục xuất nhập khẩu, giải thể doanh nghiệp…

相关内容
推荐内容