【vizela – sporting】Còn nhiều “không gian” chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ

作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:30:01 评论数:

con nhieu khong gian chinh sach ho tro doanh nghiep ban le

Các doanh nghiệp bán lẻ còn gặp nhiều khó khăn về mặt bằng,ònnhiềukhônggianchínhsáchhỗtrợdoanhnghiệpbánlẻvizela – sporting vốn, nhân lực và công nghệ. Ảnh: H.Dịu


Đây là ý kiến của các chuyên gia tại Tọa đàm tham vấn “Nhận diện các rủi ro về chính sách đổi với ngành bán lẻ trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA” do Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Quỹ Châu Á phối hợp cùng Hiệp hội Các nhà Bán lẻ Việt Nam (AVR) tổ chức tại Hà Nội vào ngày 6-7.

Theo thống kê của AVR, các doanh nghiệp bán lẻ chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp, thuộc 6 ngành nghề thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Hơn nữa, nhiều chuyên gia nhận định, ngành bán lẻ nói chung và bán lẻ hàng hóa nói riêng là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng liên tục và ấn tượng trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, sự hấp dẫn và cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang mở rộng cửa hơn cho các doanh nghiệp FDI, khiến các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang chịu sự cạnh tranh gay gắt.

Báo cáo điều tra sơ bộ với 100 doanh nghiệp (DN) có hoạt động bán lẻ về “Nhận diện rủi ro về chính sách đối với ngành bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập TPP và EVFTA” của VCCI cho thấy có tới 58% doanh nghiệp thừa nhận việc mở cửa cho các nhà đầu tư TPP, EU vào thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ khiến cho hoạt động của họ trở nên khó khăn hơn.

Tuy nhiên, theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch AVR, các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam sẽ là động lực cho các doanh nghiệp nội địa buộc phải vươn lên cạnh tranh hoặc là thất bại. Vì thế, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, các doanh nghiệp này rất cần đến những chính sách hỗ trợ cho thị trường phát triển.

Về vấn đề nội tại của doanh nghiệp bán lẻ, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI cho hay, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang vướng phải 4 khó khăn chính là: nguồn cung hàng hoá, lao động, mặt bằng và vốn.

Đơn cử như về mặt bằng, chi phí cho mặt bằng là khó khăn lớn nhất, nhưng tỷ lệ DN cho rằng khó khăn về mặt bằng liên quan đến chính sách tiếp cận lại nhiều hơn. Hơn nữa, phần lớn doanh nghiệp bán lẻ phàn nàn là thiếu vốn, không có gói tín dụng nào được thiết kế phù hợp với đặc điểm của ngành bán lẻ.

Do đó, các chuyên gia và doanh nghiệp bán lẻ tại tọa đàm đều mong muốn Nhà nước có thêm nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh.

Chia sẻ tại tọa đàm, ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho hay, chỉ cần nhận được sự hỗ trợ từ công nghệ quản lý siêu thị của Nhật Bản, siêu thị Unimart đã phát triển từ một siêu thị lên thành 4 siêu thành một cách nhanh chóng. Do đó, với sự nguồn lực hỗ trợ hợp lý, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội để vươn lên.

Cũng nói về vấn đề này, bà Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng, còn nhiều “không gian” chính sách để Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ trong nước mà không trái với cam kết của hội nhập như: xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu đài đầu tư hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, đẩy mạnh phát triển ngành logistics...

Bà Loan cho hay, mới đây, trong Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020, những kiến nghị trong chiến lược phát triển ngành bán lẻ đã được cụ thể hóa, được ghi nhận thành chiến lược phát triển tổng thể cho thương mại nội địa. Điều này cho thấy, Chính phủ đã chú trọng hơn đến hoạt động của các DN bán lẻ, để từ đó sẽ có những hỗ trợ kịp thời, giải quyết vướng mắc cho các DN.

最近更新