您现在的位置是:Thể thao >>正文
【xem tỷ số bóng đá ngoại hạng anh hôm nay】Động lực thúc đẩy phát triển
Thể thao26人已围观
简介Những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, nhiều công trình đầu tư x&a ...
Những năm qua,Độnglựcthcđẩyphttriểxem tỷ số bóng đá ngoại hạng anh hôm nay được sự quan tâm của Chính phủ, nhiều công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi quan trọng của vùng ĐBSCL đã hoàn thành, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần củng cố an ninh - quốc phòng của khu vực; đặc biệt là ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Hiện hệ thống giao thông gắn với liên kết vùng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được đầu tư ngày càng hoàn thiện từ khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ.
Đầu tư nhiều công trình trọng điểm
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn từ 2016-2021, Bộ GTVT đã phối hợp với ngành chức năng các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL triển khai đầu tư xây dựng 31 dự án, công trình giao thông với tổng mức đầu tư gần 89.000 tỉ đồng; trong đó, có 14 dự án đã hoàn thành nâng cấp và xây dựng mới 281km đường quốc lộ. Bên cạnh đó, còn hoàn thành 46,5km luồng tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu giai đoạn 1, nạo vét 28km tuyến kênh Chợ Gạo giai đoạn 1 với tổng mức đầu tư là 41.474 tỉ đồng. Ngoài ra, có 14 dự án đang triển khai thực hiện bao gồm 720km đường quốc lộ và cao tốc, xây dựng cầu Mỹ Thuận 2, cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi; cũng như hoàn chỉnh luồng tàu biển tải trọng lớn vào sông Hậu và tuyến kênh Chợ Gạo với tổng mức đầu tư là 40.494 tỉ đồng, đồng thời có 3 dự án đang chuẩn bị triển khai với tổng mức đầu tư khoảng 6.995 tỉ đồng.
Từ sự quan tâm đầu tư như trên nên đến nay, hệ thống giao thông vùng ĐBSCL có nhiều bước phát triển quan trọng. Cụ thể về đường bộ, đã cơ bản nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1; đưa vào khai thác toàn tuyến N2 với quy mô 4 làn xe từ Cao Lãnh đến Rạch Sỏi, trong đó có 2 cầu đặc biệt lớn; đồng thời nâng cấp một số đoạn đường và cầu lớn trên tuyến hành lang ven biển phía Đông như: Quốc lộ 50 và 60, cầu Mỹ Lợi, cầu Cổ Chiên; cơ bản thông tuyến đường cao tốc đoạn Trung Lương đi Mỹ Thuận, đang đầu tư cầu Mỹ Thuận 2 và đoạn Mỹ Thuận - Cần Thơ, nâng cấp một số tuyến quốc lộ trọng yếu như: Quốc lộ 53, 57, 30… Về đường thủy nội địa, đã đầu tư nâng cấp 6 tuyến vận tải thủy chính kết nối Thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ với vùng ĐBSCL đạt chuẩn tắc luồng như: Cửa Định An qua Tây Châu, Sài Gòn - Cà Mau qua kênh Xà No, Sài Gòn - Kiên Lương qua kênh Lấp Vò, Sài Gòn - Cà Mau - tuyến ven biển, Sài Gòn - Kiên Lương - qua Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên. Ngoài ra, đã nâng cấp giai đoạn 1 kênh Chợ Gạo đảm bảo cho tàu trọng tải 800-1.000 tấn lưu thông.
Nhiều công trình thủy lợi ngăn mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang được đầu tư theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ luôn phát huy hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT khẳng định: Giao thông được mệnh danh là mạch máu của nền kinh tế. Bởi giao thông phát triển tới đâu thì kinh tế - xã hội sẽ phát triển theo, đồng thời giao thông có chức năng đi trước mở đường cho nền kinh tế. Do đó, trong nhiều nhiệm kỳ qua, đặc biệt là trong nhiệm kỳ 2016-2020, Chính phủ đã tập trung nhiều nguồn lực để phát triển GTVT của khu vực ĐBSCL. Trong Nghị quyết 120, Chính phủ cũng nhìn nhận hệ thống GTVT của vùng ĐBSCL còn yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của vùng. Vì vậy, Chính phủ giao Bộ GTVT và các địa phương trong khu vực 2 nhiệm vụ trọng tâm phát triển giao thông là điều chỉnh lại quy hoạch giao thông vận tải trong vùng và đặc biệt là xây dựng kế hoạch trung hạn 2021-2025 với tiêu chí là sẽ đầu tư nhiều hơn để hoàn chỉnh hệ thống giao thông của vùng; thứ hai là tập trung nguồn lực để chỉ đạo, hoàn thành những công trình trọng điểm, dự án đang triển khai trên địa bàn. Trong ba năm vừa qua, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương để triển khai tốt hai nhiệm vụ trên.
“Qua thực tiễn đầu tư trong thời gian qua có thể khẳng định các dự án sau khi được triển khai và đưa vào khai thác đã thực sự phát huy hiệu quả. Các dự án đều là những động lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng. Đặc biệt, các giải pháp đầu tư đã chú trọng đến thích ứng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo ổn định bền vững cho các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh.
Cùng chia sẻ tầm quan trọng về hệ thống giao thông - thủy lợi, ông Đỗ Thanh Bình, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, cho biết: Bên cạnh giải pháp phi công trình thì các giải pháp công trình có tính chất liên vùng, đa mục tiêu, hạn chế tác động bất lợi của biến đổi khí hậu là một trong những định hướng chiến lược lớn theo Nghị quyết 120. Tiêu biểu là Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, đây được xem là công trình thủy lợi có quy mô lớn nhất từ trước đến nay không chỉ trong nước mà cả khu vực Đông Nam Á. Đến nay, dù mới chỉ đưa vào vận hành cống Cái Bé nhưng đã góp phần bảo vệ sản xuất, sinh hoạt cho khoảng 20.000ha của tỉnh Kiên Giang mà không cần phải đắp 134 đập tạm ngay trong mùa khô. Dự án không chỉ kiểm soát được mặn, ngọt cho Kiên Giang mà còn đảm nhận thêm một phần của tỉnh Hậu Giang. Cùng với hệ thống cống đã và đang được triển khai, Kiên Giang còn xây dựng mới 2 hồ chứa nước, qua đây giúp người dân trong tỉnh dần cơ bản chủ động được nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đặc biệt, đến cuối tháng 12-2020, dự án đường giao thông tuyến Lộ Tẻ - Rạch Sỏi có chiều dài 51km đã hoàn thành đưa vào khai thác, giúp rút ngắn thời gian kết nối giữa các địa phương trong vùng từ 30-60 phút…
Đối với tỉnh Hậu Giang, thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ, trong 3 năm vừa qua, tranh thủ từ nhiều nguồn vốn, tỉnh tiến hành đầu tư nhiều công trình giao thông, thủy lợi quan trọng, góp phần ổn định đời sống người dân. Nổi bật là kè chống sạt lở kênh xáng Xà No thuộc sông Xà No; kè chống sạt lở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành; công trình khắc phục sạt lở sông Cái Côn, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành; đầu tư hệ thống đê bao Long Mỹ - Vị Thanh giai đoạn 2…
Nhiều mục tiêu lớn
Nhằm tiếp tục phát huy tính hiệu quả của các công trình giao thông, thủy lợi trong việc phát triển bền vững vùng ĐBSCL theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ, trong giai đoạn 2021-2025, Bộ GTVT và các địa phương trong vùng đã gợi mở nhiều mục tiêu lớn. Theo đó, Bộ GTVT sẽ ưu tiên nguồn lực trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 để đầu tư các tuyến cao tốc trục dọc kết nối ĐBSCL với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam bộ, cũng như tuyến kết nối nội vùng Cần Thơ - Cà Mau, Mỹ An - Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh một số hạng mục trên tuyến N2 từ Cao Lãnh - Rạch Sỏi để đảm bảo khai thác theo tiêu chuẩn đường cao tốc, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành khoảng 300km đường bộ cao tốc trong vùng. Bên cạnh đó, sẽ ưu tiên đầu tư các cầu đặc biệt lớn như Rạch Miễu 2, Đại Ngãi và nâng cấp một số tuyến quốc lộ là điểm nghẽn trong vùng. Nghiên cứu đến năm 2030 đầu tư hoàn thành toàn bộ mạng cao tốc trong vùng, nâng cấp cơ bản hệ thống quốc lộ.
Ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang, thông tin: Trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh sẽ tập trung đầu tư và nâng cấp hoàn chỉnh các tuyến đường kết nối từ trung tâm đầu mối hoa quả và rau màu tại thành phố Vị Thanh với cảng Cái Cui - Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực. Đặc biệt, Hậu Giang sẽ đề xuất Chính phủ và một số bộ, ngành liên quan của Trung ương bổ sung 4 dự án giao thông đường bộ và đường thủy liên vùng, đi qua địa phận tỉnh Hậu Giang, gồm: Dự án đường nối thành phố Vị Thanh - Cần Thơ giai đoạn 2 (Quốc lộ 61C); dự án Đường 926B tỉnh Hậu Giang kết nối tuyến Quản lộ Phụng Hiệp tỉnh Sóc Trăng; dự án đường dọc kênh 8000; dự án nạo vét các kênh chính của tỉnh Hậu Giang ứng phó với biến đổi khí hậu kết nối với các tỉnh lân cận là Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ (kênh KH 9, Hậu Giang 3, kênh Xà No 2, kênh 1000, 8000).
Ngoài đồng tình với nhiều đề xuất của các địa phương vùng ĐBSCL, ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT, cho rằng: “Một điểm mới mang tính đột phá là sau khi nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng vùng ĐBSCL cần phải có một cảng nước sâu, là một cửa ngõ để đưa hàng hóa của vùng ra thế giới cũng như nhập hàng hóa từ thế giới về vùng thông qua một cảng của khu vực. Do đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất quy hoạch cảng nước sâu có thể đón tàu khoảng 100.000 tấn. Chúng tôi sẽ xã hội hóa cảng này bằng cách kêu gọi các nhà đầu tư. Khi có cảng hàng không Cần Thơ và cảng biển trên thì khu vực ĐBSCL sẽ có chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất tốt, đặc biệt là chuyển một số vùng đất bị nhiễm mặn thành khu vực công nghiệp…”.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
Tags:
相关文章
Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
Thể thao3 năm tham gia các hoạt động thúc đẩy bảo vệ môi trường, hoa hậu Nguyễn Thanh Hà nhận thấy cần phải ...
【Thể thao】
阅读更多Vũ công bị màn hình LED 600 kg rơi vào người giờ ra sao?
Thể thaoNgày 21/8, Ettodayđưa tin cha của Lý Khải Ngôn chia sẻ nam vũ công đang tr ...
【Thể thao】
阅读更多Nestlé Việt Nam ra mắt sản phẩm sữa nước dành cho trẻ từ 6
Thể thaoTheo giới thiệu của Nestlé Việt Nam, canxi trong sữa tiệt trùng Nestlé là 100% canxi tự nhiên giúp t ...
【Thể thao】
阅读更多
热门文章
最新文章
-
Đường đứt gãy do lũ cuốn, hàng chục hộ dân ở Nghệ An bị cô lập
-
6 tháng: Kim ngạch nhập khẩu rau quả tăng đột biến
-
Xe Peugeot 5008
-
Sao Việt 2/9: Quỳnh Nga, Hồng Diễm xinh đẹp nghỉ lễ
-
Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
-
Từ 1/8, giá gas tại các tỉnh, thành phố phía Nam tăng 27.000 đồng
友情链接
- Cận cảnh vương miện 2 tỷ đồng của Hoa hậu Du lịch bản sắc Việt Nam 2023
- Hoa hậu Mai Phương bán áo thun gây quỹ thiện nguyện
- 'Hoa hậu chân dài nhất Việt Nam' khoe dáng nóng bỏng với bikini
- Hoa hậu Lương Kỳ Duyên quảng bá du lịch tại Chiêm Hoá – Tuyên Quang
- Á hậu khiến Trịnh Công Sơn mê đắm ngay lần đầu gặp, suýt cưới làm vợ là ai?
- Hoa hậu Đỗ Thị Hà thoát mác 'gái quê' sau khi hết nhiệm kỳ
- Á hậu Việt Nam không vào showbiz, chọn làm tiếp viên hàng không là ai?
- Lương Thị Thùy Dung đăng quang Hoa hậu doanh nhân Đông Nam Á 2023
- Hoa hậu Sinh thái Thiếu niên Việt Nam nói gì khi bị yêu cầu ngừng tuyển sinh
- Nữ giám đốc công ty thuỷ sản đăng quang Hoa hậu Doanh nhân thời đại 2023