【truc tiêp bong đá】Cẩn trọng các phương án “hộ chiếu vắc
Vẫn kiểm soát chặt khâu cách ly
Theẩntrọngcácphươngánhộchiếuvắtruc tiêp bong đáo PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng (Bộ Y tế), trong số những trường hợp nhập cảnh về Việt Nam gần đây đã có người có “hộ chiếu vắc-xin”, tức là đã được tiêm đầy đủ vắc-xin phòng Covid-19. Nhưng theo quy định phòng chống dịch của Việt Nam, những trường hợp này vẫn phải cách ly 14 ngày và lấy 2 lần xét nghiệm như bình thường.
Đến thời điểm này, Việt Nam chưa có thay đổi trong các biện pháp phòng chống dịch cũng như cách ly người nhập cảnh có hộ chiếu vắc-xin. Nhiều người kỳ vọng “hộ chiếu vắc-xin” là một giải pháp để thế giới sống chung với đại dịch Covid-19, nhưng vấn đề này hiện nay các nước vẫn còn nhiều tranh cãi.
Ông Phu cho biết, một người được tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 đầy đủ, nếu thực sự có miễn dịch thì khi sang nước khác không bị lây bệnh và cũng không làm lây truyền bệnh. Như vậy, sẽ giải tỏa được khó khăn cho ngành du lịch, hàng không… Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến các rủi ro, nếu trước đây, để nghiên cứu ra một vắc-xin cần 4 - 5 năm, thậm chí 10 năm; trong khi đó vắc-xin phòng Covid-19 được nghiên cứu, cấp phép trong điều kiện khẩn cấp.
Vì vậy, ông Phu cho rằng, mỗi quốc gia căn cứ vào đánh giá rủi ro, lợi ích, hợp tác giữa các bên để có thể có hình thức áp dụng phù hợp. Có thể kết hợp “hộ chiếu vắc-xin” với xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính để giảm thời gian cách ly.
Chia sẻ việc chuẩn bị triển khai “hộ chiếu vắc-xin” của Bộ Y tế, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho hay, “hộ chiếu vắc-xin” vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu thảo luận trên thế giới, do đòi hỏi các nước phải đạt được tỷ lệ tiêm chủng theo quy định để có được miễn dịch cộng đồng và vẫn đang nghiên cứu dựa vào hiệu quả phòng ngừa của vắc-xin đối với sự biến chủng của virus SARS-CoV-2.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 giao cho Tập đoàn Viettel và Bộ Y tế cùng các bộ, ngành chuẩn bị cơ sở hạ tầng để áp dụng “hộ chiếu vắc-xin”. Hiện nay chúng ta đang triển khai ở bước đầu, việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng là cần thiết cho việc áp dụng hộ chiếu vắc-xin trong thời gian tới. Tiếp đó sẽ bàn việc thực hiện việc hộ chiếu vắc-xin hay “giấy tiêm chủng vắc-xin” theo mẫu nào, loại vắc-xin gì và việc đảm bảo an toàn tránh lây nhiễm.
Thống nhất tiêu chuẩn y tế, thủ tục nhập cảnh
Để sớm ban hành được “hộ chiếu vắc-xin”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế làm việc với các cơ quan y tế nước ngoài để sớm tham gia vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong việc tạo điều kiện cho giao thương, đi lại thuận lợi của người dân các nước đã được tiêm vắc-xin phòng Covid-19. Bộ Y tế cùng Tập đoàn Viettel đang thí điểm tại các điểm tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhằm đánh giá năng lực, tính tương thích của các cơ sở. Các nhà mạng thông tin, hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ được hoàn thiện và sẵn sàng từ tháng 4/2021.
Từ góc độ doanh nghiệp, ông Tô Việt Thắng - Phó Tổng giám đốc Vietjet cho rằng, việc tiêm vắc-xin Covid-19 sẽ mang du khách quốc tế trở lại Việt Nam trong điều kiện lựa chọn hành khách từ các thị trường đang phòng chống dịch tốt và Việt Nam cũng thực hiện các quy định kiểm soát tốt dịch bệnh.
Trong đó, cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan liên quan, doanh nghiệp, Chính phủ các nước, để thống nhất quy định, tiêu chuẩn y tế, thủ tục nhập cảnh... Trước mắt có thể nối lại đường bay với một số quốc gia, vùng lãnh thổ đã kiểm soát tốt dịch bệnh, nơi người dân đã được tiêm vắc-xin như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan, Singapore...
Còn theo ông Bùi Doãn Nề - Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp hàng không Việt Nam chúng ta nên từng bước nối lại đường bay thương mại quốc tế có sự kiểm soát là cần thiết. Giải pháp “hộ chiếu vắc-xin” để nối lại đường bay quốc tế rất khả thi trong giai đoạn hiện nay, vừa giúp các doanh nghiệp hàng không và du lịch phục hồi, vừa hỗ trợ nền kinh tế, tiến tới việc đi lại bình thường.
Đây là giải pháp mang tính chủ động, có kiểm soát, vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19, vừa hỗ trợ nền kinh tế, song không được chủ quan. Muốn áp dụng “hộ chiếu vắc-xin”, Bộ Y tế cần sớm ban hành chứng chỉ tiêm vắc-xin và quy trình kiểm tra, nhập cảnh với khách quốc tế đến Việt Nam trên các chuyến bay thương mại.
Sẵn sàng triển khai “hộ chiếu vắc-xin” Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thông tin tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 của công dân Việt Nam được lưu giữ trong hồ sơ sức khỏe toàn dân, quản lý bằng QR code, được coi là “hộ chiếu vắc-xin” liên thông quốc tế. Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 mới đây đã đề nghị Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp các nhà mạng lớn như Viettel, VNPT… hoàn thiện, sẵn sàng giải pháp và hệ thống kỹ thuật vào tháng 4/2021, nhằm chuẩn bị sẵn sàng cho triển khai “hộ chiếu vắc-xin” trong tương lai. Ban Chỉ đạo yêu cầu, căn cứ vào đánh giá mức độ an toàn của từng loại vắc-xin phòng Covid-19, ở từng nước để có chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ mục tiêu phòng, chống dịch và phát triển kinh tế trong nước. |
Đức Việt