【trận úc hôm nay】Bế mạc hội nghị G20: Thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng kinh tế và việc làm
Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) đã kết thúc sau hai ngày họp tại thủ phủ Brisbane (Brisbane),ếmạchộinghịGThúcđẩymụctiêutăngtrưởngkinhtếvàviệclàtrận úc hôm nay bang Queensland của Australia. Tuyên bố chung đưa ra kết thúc hội nghị khẳng định mục tiêu xây dựng một nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ, đề ra hàng loạt biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và tạo thêm việc làm .
Tuyên bố chung của hội nghị cho biết, G20 đặt mục tiêu nâng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhóm thêm ít nhất 2% trong 5 năm tới. Theo các chuyên gia kinh tế, nếu cam kết của G20 được thực hiện đầy đủ, GDP của nhóm có thể tăng thêm 2,1% từ nay đến năm 2018, từ đó sẽ tạo thêm hơn 2.000 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu và tạo thêm hàng triệu việc làm. “Kế hoạch hành động Brisbane” gồm một kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng, thỏa thuận thành lập trung tâm cơ sở hạ tầng toàn cầu ở Sydney, thúc đẩy các biện pháp chống trốn thuế và tạo ra hệ thống các quy định về ngân hàng chặt chẽ hơn. G20 cũng đề ra hàng loạt biện pháp thúc đẩy tăng trưởng và tạo thêm việc làm như nhất trí triển khai Sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu, đặt mục tiêu giảm chênh lệch lao động nam nữ xuống 25% vào năm 2025, nhất trí Kế hoạch hành động chống tham nhũng giai đoạn 2015-2016; tăng cường sức mạnh của các tổ chức tài chính toàn cầu….
Hội nghị G20 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những “ cơn gió ngược” từ tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở châu Âu và Nhật Bản cũng như một số nền kinh tế đang nổi lên. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán, tốc độ tăng trưởng toàn cầu năm nay chỉ đạt 3,3% so với mức 3,4% dự đoán trước đó, do những căng thẳng về địa chính trị cùng sự không chắc chắn của thị trường tài chính. Với những cam kết cải cách kinh tế mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tăng trưởng, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde đánh giá hội nghị G20 là hữu ích. Sự đồng thuận chung trong chính sách hành động là chìa khóa để tạo ra sự tăng trưởng bền vững và tạo nhiều việc làm. Tuy nhiên, bà Lagarde nhấn mạnh, việc thực hiện các kế hoạch này mới thực sự quan trọng và cần có sự giám sát chặt chẽ. Thủ tướng Anh David Cameron cũng hoan nghênh thỏa thuận thúc đẩy thương mại tự do là bước đột phá cho các nước G20.
Ông Cameron nói: “Trước tiên chúng tôi tập trung vào vấn đề thương mại. Điều rất tốt đó là thỏa thuận thúc đẩy thương mại tự do bị bế tắc từ lâu đã được khai thông. Đây là đột phá cho các nước G20. Chúng tôi cũng tập trung vào những thỏa thuận thương mại, đặc biệt chúng tôi vừa mới hoàn thành cuộc gặp thành công giữa các nước EU với Mỹ về việc thúc đẩy thỏa thuận đầu tư thương mại xuyên Đại Tây Dương.”
Thủ tướng Australia Tony Abbott cũng đánh giá đây là hội nghị quan trọng nhất đã được tổ chức tại Australia, có sự đồng thuận lớn giữa các quốc gia thực hiện kế hoạch hành động chung. Theo ông Abbott, vấn đề thương mại được coi là hiệu quả nhất trong hai ngày họp với một thỏa thuận thống nhất, giúp mở rộng thương mại toàn cầu, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân các nước. Tuyên bố chung cũng cam kết hợp tác để ngăn chặn dịch Ebola tại Tây Phi và nhất trí về các hành động hiệu quả và mạnh mẽ trong vấn đề biến đổi khí hậu.
Thủ tướng Abbott cho biết: “Các nhà lãnh đạo G20 đã có sự ủng hộ mạnh mẽ hành động và hiệu quả để giải quyết những thách thức của biến đổi khí hậu. Các hành động của chúng tôi sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững và tất nhiên cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Các nước sẽ hợp tác tích cực hướng tới hội nghị biến đổi khí hậu tại Paris vào năm tới”.
Bên lề hội nghị G20 hôm nay (16-11) cũng diễn ra hàng loạt các cuộc gặp song phương và đa phương quan trọng thảo luận những vấn đề nóng của thế giới. Đáng chú ý đó là cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản và Ôt-xtrâylia kêu gọi giải quyết hòa bình những tranh chấp trên biển.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm nay cũng nhóm họp với các nhà lãnh đạo châu Âu để thảo luận về cuộc xung đột ở Ukraine trong bối cảnh tình hình an ninh tại quốc gia Đông Âu này đang trở nên tồi tệ hơn. Phát biểu trong một cuộc họp báo trước khi rời hội nghị, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, có cơ hội tốt để giải quyết cuộc xung đột tại Ukraine nhưng cảnh báo việc áp đặt những biện pháp trừng phạt có thể gây ra những hậu quả đối với cả những nước áp đặt và nước bị trừng phạt.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp nhận chức chủ tịch G20 vào tháng 12 tới. Phát biểu sau hội nghị hôm nay, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu cho biết, ngoài vấn đề hợp tác kinh tế, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa vấn đề biến đổi khí hậu cùng các vấn đề khác như cuộc khủng hoảng tị nạn tại Đông Âu, dịch Ebola tại châu Phi và chủ nghĩa khủng bố tại Trung Đông trong chương trình nghị sự của hội nghị G20 năm tới./.