Khảo sát tình hình lao động,độngtrongdoanhnghiệpnhànướccólươngtrungbìnhcaonhấphân tích bóng đá hôm nay tiền lương, thu nhập, chi tiêu và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp năm 2016 do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, tiền lương cơ bản trung bình hàng tháng của người lao động (làm đủ giờ, ngày công) nhận được là 4.133 nghìn đồng. Cụ thể tại các vùng: vùng 1 là 4.672 nghìn đồng, vùng 2 là 4.285 nghìn đồng, vùng 3 là 3.883 nghìn đồng, vùng 4 là 3.466 nghìn đồng. Nhìn chung mức lương cơ bản của người lao động tại các doanh nghiệp khảo sát (59 doanh nghiệp) đã cao hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định năm 2016 từ 33 – 44%. Trong đó, người lao động tại Đồng Nai có mức lương trung bình cao nhất, đạt mức 4,7 triệu đồng/tháng, Hậu Giang có mức lương trung bình thấp nhất chỉ 3,55 triệu đồng/tháng. Tính theo ngành nghề, người lao động thuộc lĩnh vực cơ khí, cơ khí chế tạo có mức lương cơ bản trung bình cao nhất đạt gần 4,64 triệu đồng, trung bình thấp nhất là ngành giày da, chỉ đạt gần 3,9 triệu đồng. Theo loại hình doanh nghiệp, tại doanh nghiệp nhà nước và cổ phần hóa có vốn nhà nước, người lao động có mức lương cơ bản trung bình cao nhất đạt 4,82 triệu đồng, các doanh nghiệp dân doanh (có vốn tư nhân trong nước) đạt thấp nhất chỉ trên 3,5 triệu đồng/tháng. Nhìn chung mức lương cơ bản của người lao động còn thấp, tỷ lệ hưởng kề cận với mức lương tối thiểu vùng tương đối lớn. Cụ thể: vùng 1, mức 3,5 – 4 triệu đồng là 38%; vùng 2, mức 3,1 – 3,5 triệu đồng là 21,1%; vùng 3, mức 2,7 – 3,1 triệu đồng là 33,8%; vùng 4, mức 2,4 – 2,7 triệu đồng là 26,1%. Ngoài ra, người lao động cũng có thêm thu nhập từ làm thêm giờ, tiền phụ cấp với nhiều khoản (nhà ở, xăng xe, đời sống, chuyên cần, thâm niên, trách nhiệm, kỹ năng…) và tiền ăn ca. Ngoài tiền làm thêm giờ có số tiền và tỷ lệ người được hưởng cao, thì các khoản phụ cấp, hỗ trợ khác có tỷ lệ người được hưởng và số tiền không nhiều, tính trung bình mỗi người được hưởng 1,2 lượt với số tiền 240.000 đồng/lượt. Do đó, mức tăng thêm từ các khoản phụ cấp, hỗ trợ này mỗi người chỉ đạt khoảng 300.000 đồng/tháng. Như vậy, tính trung bình các khoản thu nhập ngoài lương cơ bản như làm thêm giờ, trợ cấp hỗ trợ (không kể ăn ca) chiếm từ 20 - 25% tổng thu nhập của người lao động, tức là tiền lương cơ bản chiếm 75 – 80% thu nhập. Trong đó, lao động trực tiếp sản xuất nhận được số tiền làm thêm giờ tương đối cao. Do đó, những tháng ít việc làm, không làm thêm giờ, thu nhập sẽ giảm sút, đời sống của người lao động gặp khó khăn./. Mai Đan |