【lịch thi đấu bóng đá hạng 2 anh】Có quyết tâm sẽ thoát được nghèo
Trước đây,ếttmsẽthotđượlịch thi đấu bóng đá hạng 2 anh phụ nữ nông thôn thường tự ti, sống khép mình bởi cái nghèo níu bước. Thế nhưng, những năm gần đây, khi được hỗ trợ, giúp đỡ, nhiều phụ nữ nghèo đã tự tin vượt lên số phận.
Bà Sàn bên mô hình nuôi heo cho hiệu quả kinh tế cao.
Mang giấc mơ thoát khỏi cuộc sống khó khăn, bà Nguyễn Thị Cầm, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, chọn mô hình trồng rau xanh kết hợp với chăn nuôi để tăng thu nhập. Nhìn vào gia cảnh trước đây, ít ai nghĩ rằng hộ bà Cầm sẽ thoát được nghèo.
Nhà có 2,5 công đất lúa, bản thân vợ chồng bà Cầm không nghề nghiệp ổn định, tuổi cao lại hay bệnh tật nên cuộc sống hết sức khó khăn. Năm 2008, bà được Nhà nước hỗ trợ vốn vay để cất nhà và xây dựng mô hình làm ăn. Sau khi bàn với chồng, bà dọn 1 công đất để trồng rau. Hiện tại, thu nhập từ mô hình rau xanh của bà từ 70.000-100.000 đồng/ngày. Ngoài ra, bà còn bao lưới nuôi vịt, gà, thả cá trong mương ruộng. Bà Cầm cho biết: “Nhà nào muốn thoát nghèo, có quyết tâm là sẽ được giúp đỡ. Khi tôi đăng ký thoát nghèo, địa phương hỗ trợ vay vốn, chị em trong xóm thì kêu tham gia vào tổ chức hội để giúp đỡ vốn ngắn hạn”.
Còn bà Trần Thị Sàn, ở ấp Láng Hầm C, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, hội viên phụ nữ tiêu biểu biết tận dụng vốn, xây dựng mô hình kinh tế phù hợp, vượt khó vươn lên thoát nghèo.
Gia đình bà có đến 7 công đất, trước đây chưa tổ chức được cách làm ăn nên thu nhập thấp. Cách đây vài năm, bà vay vốn từ ngân hàng chính sách để lên liếp 4 công đất trồng cam mật, còn lại 3 công trồng lúa. Tích cóp thêm ít vốn, bà Sàn xây dựng mô hình nuôi heo và cá. Nhờ chăm chỉ và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mô hình vườn-ao-chuồng-ruộng của bà Sàn cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Hiện tại, bà đã trở thành hội viên khá trong xã.
Với bàn tay lao động cần cù cùng với sự tiếp sức về vốn, kỹ thuật, cách thức làm ăn mà cuộc sống của nhiều phụ nữ nông thôn thay đổi. Nhiều người trong số họ đã trở thành “đầu tàu” trong phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi. Qua những câu chuyện về hành trình “chiến thắng” đói nghèo mới thấy ước mơ thoát nghèo của các chị là nhờ vào hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự lao động không ngừng nghỉ.
Bên cạnh việc hỗ trợ vốn, các cấp hội liên hiệp phụ nữ trong tỉnh còn xây dựng tổ, nhóm liên kết giúp hội viên có điều kiện tương trợ, giúp nhau cùng phát triển, từng bước nâng cao mức sống. Chị em giúp đỡ bằng nhiều cách như góp gạo, lương thực; hỗ trợ sách, tập, quần áo cho con hộ nghèo đi học; vận động tiền hỗ trợ chữa bệnh; hỗ trợ cây, con giống để hộ nghèo trồng trọt, chăn nuôi… Ngoài ra, chi hội phụ nữ ở các ấp, khu vực cũng thành lập tổ tiết kiệm, tham gia tổ mỗi chị góp từ 20.000-100.000 đồng/tháng, sau đó ưu tiên cho những phụ nữ nghèo nhận vốn góp trước để tổ chức các mô hình sản xuất, kinh doanh, vươn lên thoát nghèo.
Bà Phạm Thị Nữ, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm vay vốn ấp 9A2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Tôi được bầu làm tổ trưởng tổ tiết kiệm, vay vốn từ năm 2013 đến nay. Lúc đó, tôi tiếp nhận 39 hộ, trong đó một nửa là hộ nghèo, cho nên làm thế nào để giúp hội viên trong tổ thoát nghèo là vấn đề tôi luôn trăn trở. Trước thực trạng đó, với sự hỗ trợ của ngân hàng chính sách cho hội viên vay vốn, thông qua các buổi sinh hoạt tổ hàng tháng, tôi cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ xã chọn những mô hình làm ăn hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng hộ để giới thiệu cho hội viên làm theo”.
Điều đáng nói, sau khi chính thức ra khỏi hộ nghèo, các hộ như bà Sàn đã mạnh dạn giúp đỡ, hướng dẫn chị em trong hội cùng làm ăn vươn lên. Bà Sàn cho biết: “Bây giờ kinh tế ổn định hơn trước rất nhiều nên cũng muốn giúp đỡ chị em trong xóm. Tôi luôn chia sẻ đến nhiều chị em hội viên kiến thức, kinh nghiệm làm kinh tế, cách chi tiêu tiết kiệm trong sinh hoạt”.
Bà Lê Thị Bảy, ở ấp Láng Hầm C, xã Thạnh Xuân, cho biết: “Nhờ có sự hỗ trợ của chị Sàn và nhiều chị em khác mà tôi xây dựng được mô hình cho thu nhập ổn định. Dù chưa thoát nghèo nhưng tôi khẳng định một ngày không xa sẽ có cuộc sống ổn định hơn để không phụ lại sự giúp đỡ, hỗ trợ của chị em”.
Với những mô hình, cách làm hay, tổ chức hội phụ nữ ở cơ sở đã từng bước được củng cố, nâng chất. Các cấp hội đã tạo môi trường cho chị em cùng nhau cống hiến, sáng tạo, năng động hơn về cách nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống mới. Sự gắn kết, giúp đỡ nhau của chính lực lượng chị em đã trở thành điểm tựa của nhiều phụ nữ còn khó khăn.
Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thời tiết Miền Bắc và Trung Bộ vào đợt mưa lớn kéo dài
- ·Kết luận thanh tra vụ giảng viên bị tố “gạ tình” sinh viên ở Đại học Quy Nhơn
- ·Chọn thực phẩm thế nào để bổ sung canxi đúng cách
- ·Vụ tử tù Hồ Duy Hải: Hoãn thi hành án để tiếp tục xem xét, thẩm tra đơn kêu oan
- ·TP.HCM mưa lớn từ chiều đến tối, nhiều tuyến đường ngập nặng
- ·Xuất hiện Clip ghi cảnh nam thanh niên bị CSGT Thanh Hóa hành hung
- ·Cách làm phô mai que giòn tan và thơm ngon
- ·TP.HCM: Thu hồi nhà, trả lại tiền cho con gái ông Trần Văn Truyền
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Kinh hãi làm chui tại Trung Quốc
- ·Soi kèo phạt góc Fiorentina vs Napoli, 0h00 ngày 5/1
- ·Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Những nghi vấn của gia đình nạn nhân
- ·Bệnh nhân mắc sởi biến chứng đã được cứu sống
- ·nguy cơ ung thư vú và dấu hiệu nhận biết
- ·Hàng nghìn tài khoản email Yahoo của quan chức Australia bị xâm nhập
- ·Cách làm bánh tôm Hồ Tây giòn ngon tại nhà
- ·Xe tải khủng vượt mặt CSGT: Nghi dùng giấy phép giả?
- ·Mẹo phân biệt chanh ta và chanh Trung Quốc
- ·Thời tiết hôm nay 03/1: Miền Trung mưa rào, miền Bắc trời rét
- ·Mẹo nhỏ giúp vệ sinh lò nướng hiệu quả và tiết kiệm