当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【ket qua chivas】Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2017: Quy tụ trí tuệ để cải cách tài chính công

【ket qua chivas】Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2017: Quy tụ trí tuệ để cải cách tài chính công

2025-01-10 00:57:02 [Nhà cái uy tín] 来源:88Point

BT

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc Diễn đàn Tài chính Việt Nam 2017. Ảnh: Đức Minh

Cải cách đồng bộ hệ thống tài chính công

Phát biểu khai mạc Diễn đàn,ễnđànTàichínhViệtNamQuytụtrítuệđểcảicáchtàichínhcôket qua chivas Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2017 là năm đầu tiên Bộ Tài chính tổ chức Diễn đàn Tài chính Việt Nam nhằm quy tụ trí tuệ của các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý trong và ngoài nước để cùng tham gia thảo luận, chia sẻ các nghiên cứu, quan điểm, góc nhìn về các vấn đề tài chính ngân sách (NSNN) trọng tâm đang đặt ra với Việt Nam.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nền tài chính công Việt Nam cũng được đổi mới theo hướng ngày càng minh bạch, hiệu quả, bền vững hơn. Hệ thống thể chế và khuôn khổ pháp lý về quản lý tài chính công cũng được đổi mới đồng bộ. Hệ thống chính sách thu ngân sách được xây dựng theo đúng định hướng cải cách hệ thống thuế, phí tại Đại hội Đảng lần thứ 10, đảm bảo nguyên tắc công bằng, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, dễ thực hiện; giảm nghĩa vụ thuế, cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích tích tụ vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh; mở rộng diện thu; cắt giảm thuế quan, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; song song với việc tăng cường quản lý, hiện đại hóa công tác quản lý thu, đẩy mạnh chống thất thu, chống chuyển giá,… Đặc biệt, Luật Phí và lệ phí năm 2015 đã chuyển một số khoản phí sang cơ chế giá, có đóng góp quan trọng vào khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng hoạt động ngoại thương, duy trì đà tăng trưởng hợp lý, bền vững; là cơ sơ bảo đảm nguồn thu ngân sách.

Về chi NSNN, Việt Nam đã hoàn thiện khung pháp lý quản lý, phân bổ, sử dụng, kiểm soát chi ngân sách theo hướng tăng cường phân cấp, minh bạch; thực hiện tự chủ đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp công lập; tăng cường quản lý tài sản công. Đặc biệt, Luật NSNN năm 2015 ra đời, tiến thêm một bước quan trọng trong quản lý NSNN tiếp cận được các thông lệ hiện đại như quản lý ngân sách trung hạn; quản lý bội chi, vay nợ của các địa phương; tăng cường phân cấp đi đôi với yêu cầu giải trình, minh bạch ngân sách; siết chặt việc ứng trước, chuyển nguồn, bổ sung dự toán… Riêng về chi đầu tư, lần đầu tiên Luật Đầu tư công được ban hành, thực hiện quản lý đầu tư công theo hướng kế hoạch trung hạn, gắn với các ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội cùng kỳ.

Về nợ công, lần đầu tiên ban hành Luật Quản lý nợ công, đồng thời áp dụng đồng bộ các công cụ chiến lược, chương trình quản lý nợ trung hạn, kế hoạch vay trả nợ hàng năm và các chỉ tiêu giám sát nợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; thực hiện kiểm toán nhà nước về nợ công; thống kê và công khai thông tin về nợ công…

ĐB
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Tài chính 2017 chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Đức Minh

Nhiều thách thức với hệ thống tài chính công

Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh giá, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nền tài chính công cũng đối mặt với một số thách thức, rủi ro nhất định.

Thứ nhất là quy mô ngân sách so với GDP giảm nhanh, cơ cấu thu chưa hợp lý, giai đoạn 2006 - 2010 thu ngân sách là 26,3% GDP (trong đó số thu từ thuế, phí là 22,6% GDP) và giai đoạn 2011 - 2015 thu ngân sách là 23,6% GDP (trong đó thu từ thuế, phí là 20,8% GDP).

Thứ hai, nhu cầu chi ngân sách không ngừng tăng, vượt quá khả năng cân đối nguồn lực, dẫn đến cân đối NSNN khó khăn, bội chi cao; tích lũy ngân sách cho đầu tư phát triển thấp. Cơ cấu chi ngân sách chưa hợp lý, tỷ trọng chi thường xuyên tăng cao, chi đầu tư phát triển giảm.

Thứ ba, nợ công và nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh, áp lực trả nợ trong ngắn hạn lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn nhưng chưa được kiểm soát chặt chẽ; nợ đọng xây dựng cơ bản và ứng trước ngân sách còn lớn; việc quản lý, sử dụng vốn vay còn bất cập; thiếu gắn kết giữa quyết định đầu tư với cân đối nghĩa vụ trả nợ. Việc sử dụng ngân sách và vốn đầu tư công còn lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả.

Trong khi đó, mở cửa, hội nhập sâu rộng nền kinh tế, tham gia vào cùng sân chơi với các nước đi trước, với môi trường cạnh tranh khốc liệt và có xu hướng gia tăng thời gian tới đòi hỏi công cụ tài chính – ngân sách phải đủ mạnh để thực hiện hiệu quả vai trò định hướng, điều tiết, phân phối và hỗ trợ nền kinh tế…

ĐB
Các đại biểu tham dự Diễn đàn. Ảnh: Đức Minh

Hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, cơ cấu lại ngân sách

Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững, quán triệt toàn bộ hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước, tập trung thống nhất việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Theo đó, mục tiêu là đến năm 2020, hệ thống chính sách thuế được sửa đổi theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt thuế thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các chính sách thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, đảm bảo tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khich đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý.

Đối với chi NSNN, từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng hợp lý tỷ trọng chi đầu tư, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới mạnh mẽ khu vực sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường tự chủ tài chính, chuyển đổi từ cơ chế NSNN hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu. Chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công; tinh giản bộ máy, biên chế, thực hiện cải cách tiền lương.

Đổi mới quản lý chi NSNN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, rà soát các chính sách xã hội, an sinh để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao, đẩy mạnh thực hiện khoản chi và tiền tệ hoá, đưa vào thu nhập một số chính sách, chế độ theo tiêu chuẩn, định mức chi. Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Đối với quản lý nợ công, Bộ trưởng nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế, chính sách, công cụ, bộ máy quản lý nợ công đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, nhất quán với quy định của pháp luật có liên quan và phù hợp với thông lệ quốc tế, cơ cấu lại nợ công, kiểm soát chặt chẽ quy mô nợ công, nợ nước ngoài trong giới hạn cho phép, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.

Với các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra như vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho rằng việc cơ cấu lại NSNN và nợ công không chỉ là tăng nguồn thu, đảm bảo nhu cầu chi, duy trì nợ công trong giới hạn quy định, mà quan trọng là phát triển hệ thống ngân sách, nợ công hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, với một hệ thống thu trung lập, minh bạch, thuận tiện, cùng với việc đổi mới các chính sách, chế độ về chi ngân sách và nợ công, thực hiện quản lý, sử dụng, phân phối một cách hiệu quả nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Mỹ
Ông Michael Greene, Giám đốc quốc gia, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Đức Minh

Cơ cấu lại thu theo hướng nâng cao vai trò thuế gián thu

Hiện nay, để thực hiện tốt các mục tiêu và giải pháp đề ra tại các Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 25 của Quốc hội, Bộ Tài chính cũng đang khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính – NSNN theo hướng cơ cấu lại các khoản thu, nâng cao vai trò của các sắc thuế gián thu, giảm điều tiết từ thuế trực thu nhằm thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho DN và người dân tích luỹ mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý thuế theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả dựa trên phương pháp quản lý rủi ro, mở rộng thực hiện thuế điện tử và đơn giản hoá thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện tốt các quy định của Luật NSNN 2015, Luật Đầu tư công, quyết liệt thực hiện chủ trương cơ cấu lại chi NSNN, giảm tỷ trọng chi thường xuyên và tăng chi đầu tư phát triển ở mức hợp lý, kiên quyết cắt bỏ các khoản chi không đúng mục đích, kém hiệu quả, dành nguồn lực cho các chương trình, dự án hiệu quả cao, có tác động lan toả, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền, giảm khoảng cách giàu nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Nghiên cứu, sửa đổi Luật Quản lý nợ công nhằm tăng cường giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ, quản lý nợ công, quản lý rủi ro; bảo đảm an toàn nợ và an ninh tài chính quốc gia; góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững.

Do đó, với chủ đề của Diễn đàn năm nay là “Cải cách tài chính công hướng đến phát triển bền vững”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đề nghị Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận, làm rõ một số vấn đề trọng tâm gồm: Vai trò của tài chính công trong phát triển bền vững và sự cần thiết phải đổi mới tài chính công cho phát triển bền vững; nhận diện và phân tích những khó khăn, thách thức, rủi ro đang đặt ra với nền tài chính công của Việt Nam trong bối cảnh cần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững; làm rõ xu thế và kinh nghiệm của các nước trong cải cách, đổi mới tài chính công nhằm mục tiêu phát triển bền vững, qua đó, rút ra các bài học cho Việt Nam trên các mặt như quản lý chi ngân sách, thu ngân sách và quản lý nợ công…

Đồng thời, Bộ trưởng mong muốn các đại biểu sẽ đưa ra những gợi ý và đề xuất các giải pháp cải cách hệ thống tài chính công nhằm mục tiêu phát triển bền vững trên các giác độ: Chính sách huy động nguồn lực, chính sách phân bổ nguồn lực và chính sách quản lý nợ công; tăng cường tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, gắn với đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển thị trường dịch vụ công để nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng dịch vụ.

“Những ý kiến tại Diễn đàn là nguồn thông tin, tư liệu hữu ích cho Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách tài chính công nhằm hướng tới một nền tài chính công an toàn, lành mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước, đảm bảo an sinh xã hội và phát triển bền vững”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định../.

H.Y

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读