【tbn vs nhật】Sau ngân hàng, đến lượt ngành trang sức Ấn Độ đình công

时间:2025-01-25 11:32:21来源:88Point 作者:Cúp C1

Sau ngân hàng,ânhàngđếnlượtngànhtrangsứcẤnĐộđìnhcô<strong>tbn vs nhật</strong> đến lượt ngành công nghiệp trang sức Ấn Độ đình công

Các công ty buôn bán vàng bạc đá quý Ấn Độ phàn nàn rằng việc thiếu hụt vàng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh của họ.Ảnh: IbTimes

Hiệp hội Vàng bạc và Đá quý Ấn Độ đã yêu cầu toàn bộ giới buôn bán vàng - từ những cửa hàng bán lẻ vàng bạc trang sức đến những cơ sở có quy mô lớn - đóng cửa trong vòng một ngày. Dự tính sẽ có khoảng 500.000 cửa hàng tham gia vào cuôc biểu tình này.

Quyết định này được đưa ra sau hàng loạt vụ đột kích bất ngờ của các nhà chức trách, yêu cầu những cơ sở buôn bán phải đưa ra giấy tờ chứng thực toàn bộ hàng hóa của mình là được nhập khẩu hợp pháp, đồng thời tịch thu toàn bộ hàng hóa thiếu giấy tờ.

“Vàng miếng vẫn luôn được nhập khẩu bởi các ngân hàng, và một số lượng lớn vàng miếng thậm chí đã được nhập khẩu từ 10 hay 20 năm trước. Làm cách nào những cơ sở buôn bán vàng bạc có thể chứng minh cho lượng hàng hóa từ thời điểm đó”, Surenda Mehta, Thư kí của Hiệp hội Vàng bạc và Đá quý Ấn Độ phát biểu.

Nhiều cơ sở buôn bán đá quý lớn như Gitanjali Gems cũng sẽ tham gia vào cuộc biểu tình này. Giám đốc điều hành của Tập đoàn Gitajany - ông Mehul Choksi tuyên bố “Nếu như toàn ngành công nghiệp trang sức tham gia, dĩ nhiên không thể thiếu chúng tôi”.

Doanh thu bán hàng trong thời gian vừa qua của Gitajany chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm trước đó. Trên thực tế, việc Chính phủ quyết định tăng thuế cũng đã khiến cho một lượng lớn vàng đã được tuồn vào Ấn Độ một cách bất hợp pháp, Mehul cho biết.

Mặc dù cuộc biểu tình tới không có nhiều khả năng gây ra ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong nước, song đây được xem là khởi đầu cho sự bất ổn của lĩnh vực sản xuất và kinh doanh vô cùng quan trọng của nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á này.

Theo báo cáo của phòng thương mại Ấn Độ và công ty tư vấn AT Kearney, ngành vàng bạc đá quý có giá trị giao dịch ước tính khoảng 41 tỉ USD/năm, sử dụng khoảng 2,5 triệu nhân công, cùng hàng chục triệu việc làm không chính thức tại đất nước đông dân thứ hai thế giới này.

Các công ty buôn bán vàng bạc đá quý Ấn Độ phàn nàn rằng, hiện tượng thiếu hụt vàng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc kinh doanh của họ. Kênh nhập khẩu chính ngạch đã gần như chững lại, trong khi nguồn cung từ trong nước thực sự khan hiếm.

Sự khan hiếm nguồn cung vàng hiện tại được xem là kết quả của một lọat các biện pháp của chính phủ nhằm hạn chế hàng nhập khẩu không thiết yếu, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến thâm hụt tài khoản vãng lai của Ấn Độ tăng vọt và làm mất giá đồng Rupee.

New Delhi đã tăng thuế nhập khẩu vàng tới 10% và đưa ra hạn chế định lượng, theo đó một phần năm của tất cả vàng nhập khẩu vào Ấn Độ phải được dành cho xuất khẩu.

Kết quả là luợng vàng qua nhập khẩu chính thức giảm xuống còn 3,8 tỉ USD trong quý 3 năm 2013 – giảm từ mức hơn 15 tỉ USD một quý vào đầu năm - theo số liệu từ nghiên cứu của ANZ. Giá vàng giảm 15% trong 12 tháng qua xuống khoảng 1.340 USD một troy ounce.

Khi hàng nhập khẩu chính thức cạn kiệt, nguồn không chính thức của kim loại quý đã tăng lên nhanh chóng, từ 150 đến 200 tấn vàng lậu đã vào Ấn Độ trong năm 2013, theo ước tính của World Gold Council./.

Đỗ Tuấn (Theo FT)

相关内容
推荐内容