【kawasaki đấu với sagan tosu】Đỡ đầu hộ nghèo
(CMO) Cùng với các phong trào của tuổi trẻ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh tích cực quan tâm, giúp đỡ hộ nghèo phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Qua đó, góp phần cùng với địa phương thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
"Đến từng ngõ, gõ từng nhà"
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác nhận đỡ đầu hộ nghèo, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh tiến hành khảo sát, tìm hiểu nguyện vọng của các hộ nghèo mà đơn vị mình đỡ đầu để có giải pháp giúp đỡ hiệu quả. Tuỳ nhu cầu của hộ nghèo mà đơn vị có cách giúp đỡ khác nhau như: Tặng quà, tặng cây giống, con giống, kỹ thuật sản xuất… để giúp các hộ nghèo phát triển kinh tế gia đình.
Hai con của chị Võ Thu Em nhận được sự giúp đỡ tận tình của đoàn viên, thanh niên xã Khánh Hội. |
Bí thư Huyện đoàn Năm Căn Phan Thị Trang Phượng chia sẻ: “Đa phần các hộ đơn vị đỡ đầu đều chí thú làm ăn và sử dụng nguồn vốn hiệu quả, cuối năm thoát nghèo. Bên cạnh hỗ trợ phương tiện để phát triển kinh tế, Huyện đoàn còn thường xuyên đến thăm hỏi, động viên, tặng quà các hộ nghèo. Khi thấy được sự quan tâm của mình, các hộ nghèo đã cố gắng vươn lên”.
Đỡ đầu hộ nghèo là chủ trương của Đảng bộ tỉnh, được các cấp, các ngành và tổ chức Đoàn tích cực thực hiện với nhiều giải pháp theo phương châm “cho người nghèo cần câu chứ không trao con cá”. Các hộ nghèo ngoài việc được hỗ trợ bằng tiền mặt, còn được giúp đỡ con giống, cây giống và phương tiện kiếm sống.
Là hộ nhận được sự hỗ trợ của Xã đoàn Lâm Hải, huyện Năm Căn, gia đình anh Nguyễn Văn Nhị (ấp Cồn Cát, xã Lâm Hải) vui mừng bộc bạch: “Nhà nghèo, tôi làm mướn được bao nhiêu tiền cũng không đủ chi tiêu. Nhờ sự giúp đỡ của Xã đoàn mà tôi có nghề đưa đò cho học sinh, phần nào tăng thêm thu nhập cho gia đình. Hiện gia đình tôi được cán bộ Xã đoàn tư vấn để khởi nghiệp bằng mô hình nuôi tôm tích lồng. Thấy các hộ khác làm hiệu quả, tôi sẽ tìm hiểu kỹ và thực hiện trong thời gian sớm nhất”.
Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp bằng những mô hình mới tại địa phương được Xã đoàn Lâm Hải tích cực triển khai thực hiện. Mô hình nuôi tôm tích lồng là một điển hình sinh động. Bí thư Xã đoàn Lâm Hải Trần Anh Tuấn đang khẩn trương triển khai mô hình nuôi tôm tích rộng rãi đến các hộ gia đình nghèo.
Anh Tuấn chia sẻ: “Trước đây, mô hình nuôi tôm tích của bà con ở đây đa phần là nuôi tự nhiên, hiệu quả không cao bởi tỷ lệ hao hụt nhiều. Từ khi áp dụng mô hình nuôi tôm tích lồng, tỷ lệ hao hụt giảm đáng kể, tôm lớn nhanh hơn. Kinh phí nuôi tôm tích lồng khá thấp bởi thức ăn đa phần là cá vụn, cá tạp. Khi nuôi chỉ cần chú ý vệ sinh lồng sạch sẽ để lồng không bị đóng rong thì tôm sẽ mau lớn, đạt hiệu quả cao hơn”.
Tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, cán bộ, đoàn viên, hội viên đến tận các hộ gia đình nghèo để hỏi thăm tình hình kinh tế, nắm được nguyện vọng của hộ gia đình nghèo và thông tin về cho chi đoàn, xã đoàn để có hướng đề xuất hỗ trợ, định hướng cách làm ăn.
Được sự giúp đỡ tận tình của Xã đoàn Khánh Hội, chị Võ Thu Em (Ấp 6, xã Khánh Hội) đã tìm được việc làm trang trải chi phí gia đình. Chị bộc bạch: “Chồng tôi làm nghề đi biển nên khi có khi không, tôi ở nhà làm nội trợ nên không đủ chi phí trang trải gia đình và nuôi 2 con ăn học. Nhờ các bạn đoàn viên tạo điều kiện, tôi xin được việc làm tại xưởng mực, mỗi ngày kiếm được từ 100-200 ngàn đồng, đỡ đần cho chồng phần nào chi phí sinh hoạt. Không những vậy, các bạn đoàn viên còn thường xuyên tặng quà, gạo cho gia đình và sách vở, quần áo cho các con tôi”.
“An cư thì mới lạc nghiệp”
Anh Đỗ Văn Phương (Ấp 6, xã Khánh Hội, huyện U Minh) bày tỏ: “Ở trong nhà mà tôi sợ lắm, sợ mưa dông lớn nhà bị sập thì khổ. Tiền còn không đủ nuôi 2 con ăn học làm sao dám nghĩ đến chuyện cất nhà. Cũng may thời gian qua, Xã đoàn nhiệt tình hỗ trợ gia đình, làm hồ sơ xin cất nhà Khăn quàng đỏ cho gia đình tôi. Hy vọng gia đình tôi sẽ được đón tết trong ngôi nhà mới".
Ở ấp Xẻo Sao, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn, một cơn gió không quá lớn thổi qua cũng đủ làm cho nhà anh Nguyễn Thanh Phong phải lung lay. Con còn nhỏ, lại bị bệnh, vợ ở nhà chăm con, mọi chi tiêu trong gia đình dồn hết lên vai anh Phong. Ước mơ có cái ăn, cái mặc còn khó huống chi có tiền để cất được căn nhà kiên cố. Dành dụm được bao nhiêu tiền con bệnh lại mang đi trị bệnh cho con. May thay, những ngày qua anh được anh em Xã đoàn đến tìm hiểu và làm thủ tục tặng gia đình anh căn nhà để anh yên tâm phát triển kinh tế.
Không chỉ giúp đỡ phát triển kinh tế gia đình, anh Nguyễn Văn Nhị còn được Xã đoàn Lâm Hải hỗ trợ 40 triệu đồng để xây dựng nhà. “Có nhà rồi làm ăn thấy phấn chấn hơn, kinh tế được cải thiện, tâm trạng cũng thoải mái hơn”, anh Nhị bộc bạch.
Với nhiều hình thức khác đã được các cấp hội triển khai cho hộ nghèo, các hộ được giúp đỡ có tín hiệu đáng phấn khởi trong cách làm ăn, trong lao động, sản xuất. Hy vọng thời gian tới các hộ được giúp đỡ sẽ có đủ điều kiện để vươn lên thoát nghèo./.
Nguyên Thảo
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Angers vs Brest, 21h00 ngày 5/1: Chủ nhà phá dớp
- Ấm áp ngày hội “Bánh chưng xanh”
- Nhiều doanh nghiệp ngành thép báo lỗ quý thứ 2 liên tiếp
- Mở rộng giao lưu văn hóa giữa Thừa Thiên Huế và Savannakhet
- 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- Vai trò lãnh đạo của Đảng trong phát triển kinh tế
- Tuyển Việt Nam đấu Syria vào ngày 20/6
- Động lực để phụ nữ vươn lên