【kết quả hôm nay bóng đá】Tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Với địa hình trải dọc theo sông Bé,ậptrungpháttriểnnôngnghiệpứngdụngcôngnghệkết quả hôm nay bóng đá sông Đồng Nai, huyện Phú Giáo có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nông nghiệp. Trong đó, chú trọng tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) nhằm tăng năng suất, hiệu quả.
Phát triển đúng định hướng
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục phát triển đúng định hướng theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất được huyện quan tâm thực hiện, đã hình thành các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC.
Trang trại chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao theo hướng an toàn sinh học giúp kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh. Trong ảnh: Mô hình nuôi gà trại lạnh ở xã An Linh, huyện Phú Giáo
Trong lĩnh vực trồng trọt, sản xuất nông nghiệp đã có sự chuyển dịch rõ nét cơ cấu cây trồng từ cây hàng năm sang cây công nghiệp lâu năm ở những khu vực có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp. Bước đầu đã hình thành các vùng cây ăn trái tập trung ven sông, suối với diện tích gần 1.300ha, có 120 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC. Điển hình như khu nông nghiệp ứng dụng CNC của Công ty Cổ phần NNCNC U&I tại xã An Thái có quy mô 411ha. Ngoài mục tiêu cơ bản là ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất nông nghiệp để có chất lượng và năng suất vượt trội, có thương hiệu uy tín, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, khu nông nghiệp ứng dụng CNC còn giữ vai trò là trung tâm chuyển giao kỹ thuật…
Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có những mô hình nông nghiệp CNC như trang trại Chiến Thắng, Hợp tác xã Dưa lưới Kim Long, trang trại cây ăn trái Lâm Vũ - Võ Bình, Hợp tác xã Nông nghiệp Bình Dương, trang trại trồng hoa lan mokara của bà Nguyễn Ngọc Diệp, trang trại bưởi Nguyễn Đức Thắng và nhiều vườn cây ăn trái được đầu tư bài bản.
Cùng với đó, ngành chăn nuôi trên địa bàn huyện cũng là thế mạnh, được phát triển đúng quy hoạch theo hướng an toàn sinh học giúp kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, các trang trại chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao dần thay thế các cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ. Ngành chăn nuôi có thể xem là một điểm sáng trong phát triển nông nghiệp của huyện, phát triển theo hướng ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức chăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa chính trong nông nghiệp. Huyện đã được cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng, dịch tả heo của Cục Thú y; được cấp chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh Newcastle trên gia cầm.
Đến nay, tổng đàn heo toàn huyện là 265.369 con, đàn trâu là 194 con, đàn gia cầm là 2.288.000 con. Trong đó, có 135 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí trang trại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 62 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC lĩnh vực chăn nuôi, trong đó có 18 mô hình đạt VietGAP. Điển hình trại lạnh heo nái với diện tích 7ha ở ấp 7, xã An Linh của ông Nguyễn Văn Trại với tổng vốn đầu tư 16 tỷ đồng, cho doanh thu trên 150 triệu đồng/ tháng; trại lạnh chăn nuôi gia cầm với diện tích 5.000m2 tại xã Tam Lập của ông Phạm Xuân Tường, với tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng, cho doanh thu trên 100 triệu đồng/lứa nuôi.
Phát huy tiềm năng, lợi thế
Trong những năm gần đây, các trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC với quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến được người dân mạnh dạn đầu tư, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi và trồng cây ăn trái, bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đa số các trang trại sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đều bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm. Các trang trại đa dạng về loại cây trồng, kỹ thuật, quy mô diện tích.
Tuy nhiên ngành nông nghiệp huyện Phú Giáo phát triển chưa thật sự bền vững, sản xuất còn gặp nhiều khó khăn như: Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thị trường nông sản thiếu ổn định. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản còn hạn chế, đa phần các sản phẩm nông nghiệp chưa tạo được thương hiệu, chưa có khả năng tham gia xuất khẩu. Mặt khác, một bộ phận người dân còn chủ quan trong việc phòng, chống dịch bệnh, thiên tai. Nhận thức của nhân dân trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến việc sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao.
Số mô hình nông nghiệp CNC ở huyện tuy có tăng nhưng chưa nhiều, lĩnh vực hoạt động còn đơn giản, chưa đa dạng, chủ yếu là sản xuất rau, hoa, quả an toàn các loại. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện chưa có vùng, khu sản xuất nông nghiệp CNC tập trung, các cơ sở sản xuất phân tán ở nhiều nơi, gây khó khăn cho việc liên kết và đầu tư phát triển sản xuất quy mô lớn. Số lượng sản phẩm nông nghiệp CNC của huyện còn ít, chủng loại chưa đa dạng. Mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp CNC với người dân chưa chặt chẽ; vẫn còn thiếu doanh nghiệp làm đầu mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị...
Ông Trương Thanh Hóa, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Phú Giáo, cho biết trong thời gian tới, huyện tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển vùng nguyên liệu. Phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn kết hợp với dịch vụ phục vụ nhu cầu du lịch, các loại hình tổ chức sản xuất tập trung (kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác), nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao (chăn nuôi, sản xuất rau an toàn, hoa cây kiểng, cá cảnh, cây ăn trái…). Mặt khác, nâng cao hiệu quả công tác thú y, chủ động phòng, chống dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn huyện để phát triển các trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp ứng dụng CNC. Hướng dẫn nông dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật, kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.
Song song đó, huyện sẽ phối hợp với Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn công tác xúc tiến, tiêu thụ nông sản cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa về giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, các loại phân bón, thức ăn chăn nuôi… Đồng thời, tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kỹ năng thực hành cho người nông dân. Đầu tư, đổi mới các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, tư vấn hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân, kết hợp với các dự án giải quyết việc làm.
标签:
责任编辑:Nhận Định Bóng Đá