【kêt qua bong ro】Chìm sâu trong khủng hoảng, bất động sản nghỉ dưỡng bao giờ "tan băng"?
Chìm sâu trong khủng hoảng,ìmsâutrongkhủnghoảngbấtđộngsảnnghỉdưỡngbaogiờquottanbăkêt qua bong ro bất động sản nghỉ dưỡng bao giờ "tan băng"?
(Dân trí) - Giới chuyên gia nhận định, khó đoán được thời điểm bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng hồi phục. Trong trường hợp xấu nhất, phân khúc này phải cần tới 2 năm để có đà tăng trưởng trở lại.
Một năm "khủng hoảng" của bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng
Trước năm 2019, bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, nhất là loại hình condotel ven biển đã trở thành "mỏ vàng" hái ra tiền của nhiều "ông lớn" trong ngành.
Tuy nhiên, sau sự đổ vỡ của Cocobay Đà Nẵng vào năm 2019 đã đánh dấu sự khởi đầu trong giai đoạn thoái trào của bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng. Sang năm 2020, đại dịch Covid-19 tiếp tục khiến lĩnh vực này tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng.
Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới bất động sản, năm 2019, tổng nguồn cung của bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đạt trên 18.400 sản phẩm (giảm khoảng 8% so với năm trước đó), tỷ lệ hấp thụ thành công đạt khoảng 36%, còn lại 64% là sản phẩm bị tồn kho, không thể giao dịch.
Còn theo thống kê của Công ty Bất động sản DKRA Việt Nam trong quý II/2020, thị trường chỉ đón nhận 4 dự án mở bán, cung ứng 128 căn biệt thự biển, tăng gấp 8 lần so với quý trước nhưng chỉ bằng 7% so với cùng kỳ năm 2019. Tỉ lệ tiêu thụ rất khiêm tốn chỉ đạt 10% nguồn cung mới (khoảng 13 căn), chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng condotel (căn hộ nghỉ dưỡng) chỉ 2 dự án mới được mở bán, cung cấp ra thị trường 158 căn, tăng 93% so với quý 1 năm 2020 (82 căn) nhưng chỉ bằng 4% so với cùng kỳ năm 2019 (khoảng 3.824 căn). Tỉ lệ tiêu thụ đạt khoảng 20% nguồn cung mới, chỉ bằng 1% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels châu Á Thái Bình Dương cho rằng, hiện tại đang là thời điểm thanh lọc thị trường sau vài năm phát triển "nóng", các dự án condotel hay biệt thự nghỉ dưỡng được hoạch định cẩn trọng với cơ cấu quản lý, mô hình đầu tư và định vị phù hợp sẽ vẫn có khả năng khẳng định ưu thế của mình trong thời gian tới.
Chuyên gia của Savills dự báo, thị trường nghỉ dưỡng của Việt Nam có thể phải chờ đến hết năm 2020 mới có thể đạt được kết quả như năm 2019.
Trong đó, việc phát triển vaccine và những thành tích đáng kể trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 đã đem đến hy vọng mới cho Việt Nam trong quá trình khôi phục thị trường nghỉ dưỡng.
"Triển vọng phục hồi sẽ tập trung vào quý III và quý IV năm sau, khi các hạn chế đi lại có thể được nới lỏng và các khách du lịch từ các vùng lân cận khôi phục hoạt động du lịch", ông Mauro Gasparotti nói.
Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, trong giai đoạn khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp đang đứng trước cơ hội để tái cấu trúc lại doanh nghiệp, chuẩn bị tốt hơn cho việc đầu tư các dự án mới, đa dạng hơn, chất lượng hơn để phục vụ tốt hơn khi dịch bệnh qua đi. Ví dụ như việc phát triển các dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng gắn liền với kinh tế ban đêm.
Chính phủ nên sớm hoàn thiện pháp lý cho condotel
Đánh giá về tiềm năng bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế cho rằng, về lâu dài, đây vẫn là phân khúc tiềm năng, vì 3 lý do:
Một là, các bộ ngành và chính quyền địa phương đang thay đổi, điều tiết để cung cầu hợp lý hơn, có tính quy hoạch cao hơn.
Hai là, ngành du lịch Việt Nam đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hiện đóng góp khoảng 9,2% GDP và có thể lên đến 12 - 14% GDP vào 2025 như chiến lược phát triển du lịch mà Thủ tướng đã ban hành hồi đầu năm.
Ba là, trong và sau dịch bệnh, xu hướng second-home ngày càng trở nên phổ biến hơn. Như vậy, đầu tư kênh này đòi hỏi trường vốn và mức độ kiên trì.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam thừa nhận, hiện nay, nhiều nhà đầu tư vẫn đang còn tâm lý lo ngại khi rót tiền vào bất động sản du lịch nói chung, và condotel nói riêng bởi các pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện.
Tuy nhiên, ông Hà đánh giá, để kích thích thị trường hồi phục và hỗ trợ cho ngành du lịch phát triển, Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan nên hoàn thiện pháp lý cho condotel.
"Nhìn nhận khách quan, bản thân mô hình condotel khá tốt, huy động được vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ để có thể xây dựng các khu đô thị nghỉ dưỡng lớn để thu hút khách. Nếu không có nguồn vốn này khó phát triển các đại đô thị.
Do đó, pháp lý về condotel cần hoàn thiện. Các chủ đầu tư cần điều chỉnh phương thức condotel để phù hợp với nguồn vốn, đáp ứng của nhà đầu tư mà không vi phạm pháp luật. Về nhà ở cho công nhân, nhà ở cho thuê cũng là một trong những kênh tiềm năng cho tương lai gần", ông Hà nói.
相关推荐
- Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
- Chất lượng làm nên thương hiệu
- Hết lòng vì sự nghiệp “trồng người”
- Nằm than sau sinh
- Dự án báo chí của Facebook chính thức tuyên chiến với tin tức giả
- Có những người phụ nữ đặc biệt
- Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019: Nhẹ nhõm sau ngày thi đầu tiên
- Tuyên truyền, giáo dục giới tính cho 1.200 học sinh, sinh viên