HĐQT Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã: KBC) của Chủ tịch Đặng Thành Tâm hôm 29/12/2022 vừa thông qua việc vay vốn 500 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn và Phát triển Hưng Yên,ơntỷdoanhnghiệpôngĐặngThànhTâmdồntiềnchothươngvụlớcập nhật tỷ số bóng đá hôm nay đồng thời vay 300 tỷ đồng đối với Công ty TNHH MTV Phát triển đô thị Tràng Cát. Cả hai đều là công ty con của KBC, thời hạn vay trong vòng 18 tháng, đảm bảo bằng tín chấp, lãi suất vay theo phương thức thỏa thuận.
Trước đó, đầu tháng 12/2022, HĐQT KBC cũng thông qua hình thức vay vốn bên liên quan là Công ty TNHH Phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp Tân Tập (do KBC nắm quyền kiểm soát) để phục vụ hoạt động kinh doanh.
KBC vay 110 tỷ đồng với thời hạn 1 năm, tài sản đảm bảo bằng tín chấp, lãi được thỏa thuận, thanh toán một lần sau khi tất toán các khoản vay.
Như vậy, trong tháng 12/2022, KBC đã vay tổng cộng 910 tỷ đồng từ các công ty con trong bối cảnh doanh nghiệp này có nhiều dự án đang trong quá trình triển khai.
Báo cáo ĐHĐCĐ bất thường lần hai năm 2022, diễn ra ngày 28/12/2022 của KBC, có nêu, trong các năm 2020-2022 KBC được cấp phép nhiều khu công nghiệp (KCN) từ Bắc đến Nam, tại những tỉnh trọng điểm, với tổng diện tích lên đến 3.000ha.
Theo KBC, triển vọng kinh doanh lớn nhất hiện nay là công ty đang làm việc với các đối tác để thuê khoảng 200ha đất trong năm 2023 tại các KCN, bao gồm KCN Nam Sơn Hạp Linh, KCN Quang Châu, KCN Tân Phú Trung, KCN Tân Tập, KCN Lộc Giang, đặc biệt là KCN Tràng Duệ mở rộng giai đoạn 3 đã được KBC thỏa thuận xong.
Việc huy động hơn 900 tỷ đồng để triển khai hàng loạt dự án trọng điểm cho thấy, nhiều khả năng KBC đang thiếu tiền để thực hiện các dự án.
Trong năm 2022, tình hình hoạt động kinh doanh của KBC kém hiệu quả. Theo kết quả kinh doanh quý III/2022, lợi nhuận của KBC đạt hơn 2.000 tỷ đồng, nhưng con số lãi thuần chỉ đạt 97 tỷ đồng. Lý do là bởi KBC đã báo cáo về lợi nhuận tương lai thông qua khoản lãi gần 2.000 tỷ đồng từ công ty liên kết.
Ngoài ra, KBC hiện phải đối mặt với các khoản nợ lên đến 14.000 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 8.667 tỷ đồng. Đặc biệt, năm 2023, KBC phải tất toán trả các khoản vay trái phiếu lên đến 2.900 tỷ đồng, trong đó, 400 tỷ đồng phải trả trong tháng 2/2023 và 2.500 tỷ đồng phải hoàn tất vào tháng 6/2023.
Tuy nhiên, bước sang năm 2023, có nhiều triển vọng tích cực với KBC từ thị trường bất động sản công nghiệp do bối cảnh dòng vốn FDI đang tiếp tục đổ mạnh vào Việt Nam.
Ngoài ra là triển vọng kinh tế trong nước rất tốt, lạm phát chỉ tăng 3,15% so với năm 2021, thấp hơn nhiều so với các nước. Chưa kể, tỷ giá VND/USD được Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt, giảm giá trị với USD khoảng 3,56% so với cuối năm 2021, tỷ lệ giảm thấp hơn các đồng tiền khác trên thế giới.
Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu KBC giảm mạnh trong một năm qua, từ mức đỉnh hơn 47.000 đồng/cp hồi đầu năm xuống còn 24.200 đồng/cp trong phiên ngày 30/12/2022. Với mức giá này, vốn hóa của KBC giảm gần 20.000 tỷ đồng. Đồng thời, tài sản của ông Đặng Thành Tâm bốc hơi hơn 3.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm vay hơn trăm tỷ từ công ty conDoanh nghiệp của ông Đặng Thành Tâm đang phải xoay xở nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh đến kỳ hạn phải trả gần 3.000 tỷ đồng trái phiếu.