【thong ke ket qua bong da】Huyền bí đất nước Triệu Voi (Kỳ 1)
Đứng bên dòng Mê Công hùng vĩ,ềnbiacuteđấtnướcTriệuVoiKỳthong ke ket qua bong da không khỏi khiến ta có cảm giác thật nhỏ bé, diệu vợi. Sông Mê Công là con sông mẹ, nuôi lớn cả dân tộc Lào. Thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luông Phra-băng đều nằm bên bờ và được nuôi dưỡng bởi dòng sông này. Bằng cách nào, những bộ tộc Lào xưa lại xây dựng được một thủ đô và cố đô với những kiến trúc chùa tháp kỳ vĩ như thế? Đặc biệt Luông Phra-băng, cố đô xưa vẫn mê hoặc người đến như câu hỏi từ chính sử sách Lào, bằng cách nào các vua chúa của Lào ngày đó lại dời đô được về Viêng Chăn nhanh như vậy dù cách Luông Phra-băng hơn 400km, trong khi không có đường giao thông và phải vượt qua trùng trùng đồi núi.
Kỳ 1: Cái nôi của một nền văn hóa
Từ Luông Phra-băng tới Viêng Chăn
Theo sử sách của dân tộc Lào ghi lại thì cuộc dời kinh đô lịch sử của các vua Lào từ Luông Phra-băng về Viêng Chăn diễn ra vào năm 1560, tức cách nay đã hơn 4 thế kỷ. Chính sử của Lào cũng ghi rằng, vị vua ngày đó quyết định dời đô tên là Xê-tha-thi-lát, bởi một lý do là chiến tranh xảy ra liên miên. Vương triều Lan Xạng do vua Xê-tha-thi-lát trị vì phải căng mình chống lại sự nổi lên và chống đối của nhiều bộ tộc.
Lý do gì vua trị vì lại quyết định dời đô, sử sách Lào không giải thích rõ. Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Văn-pênh Phay-a-mát, Chánh văn phòng Đài Truyền hình Quốc gia Lào, một người từng có nhiều năm học ở Việt Nam và nói tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ cũng không giải thích thấu nguyên nhân. Nếu xét về vị trí địa lý, quân sự, kinh tế… của thời đó thì Viêng Chăn khó có thể nói là hơn Luông Phra-băng. Hai địa điểm này đều nằm bên dòng sông Mê Công, đều được dòng sông mẹ ban tặng những điều tốt đẹp. Thậm chí khi đó, Viêng Chăn thực tế nằm gần Xiêm (Thái Lan) và Cam-pu-chia hơn nên đã bị những nước này thôn tính. Cũng theo ông Văn-pênh, có thể nói rằng, cuộc dời đô thời đó đến nay vẫn là một “bài toán khó” đối với các nhà nghiên cứu lịch sử Lào.