【lịch thi đấu bóng đá c1 châu âu】Thừa Thiên Huế ưu tiên các giải pháp, mô hình kinh tế xanh
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị |
Ngày 26/10, tại thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị “Chính quyền địa phương và khu vực Đông Á” lần thứ 12 (Hội nghị).
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong khu vực Đông Á; các cơ quan quản lý, tổ chức, hiệp hội và các doanh nghiệp. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham dự Hội nghị.
Đây là diễn đàn để chính quyền các địa phương và khu vực thảo luận về những vấn đề chung mà cộng đồng đang đối mặt.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, Thừa Thiên Huế luôn xem đây là diễn đàn quan trọng nhằm thảo luận về những vấn đề chung mà cộng đồng đang đối mặt, trao đổi về các biện pháp chính sách, tăng cường hiểu biết lẫn nhau thông qua việc thảo luận cởi mở và tìm ra các giải pháp giải quyết vấn đề mà các bên cùng quan tâm.
Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình, Thừa Thiên Huế tán thành cao với hai chủ đề thảo luận chính của Hội nghị là “Tăng cường trao đổi và hợp tác khu vực trong khuôn khổ hợp tác RCEP (Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực Đông Á)” và “Theo đuổi phát triển kinh tế - xã hội chất lượng cao thông qua xây dựng hệ thống thương mại và logistics hiện đại”.
Đặt mục tiêu tăng trưởng xanh lên hàng đầu
Trong khuôn khổ Hội nghị , UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã tham dự Hội nghị các Thị trưởng và Tỉnh trưởng (phiên họp thứ 02) về chủ đề “Tăng trưởng xanh – Chìa khóa của phát triển bền vững".
Tỉnh Thừa Thiên Huế luôn xác định ưu tiên áp dụng các giải pháp mô hình kinh tế xanh thay thế cho mô hình kinh tế truyền thống nhằm thúc đẩy chuyển dịch mô hình kinh tế đô thị theo hướng tăng trưởng xanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo phát triển kinh tế khu vực đô thị nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, nâng cao năng lực chống chịu và ứng phó biến đổi khí hậu của hệ thống đô thị.
Là địa phương được Chính phủ Việt Nam xác định: “Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”, Thừa Thiên Huế đã tập trung đẩy mạnh thực hiện và ban hành các định hướng, chính sách liên quan đến chuyển đổi và phát triển theo hướng xanh, bền vững.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình phát biểu tại phiên họp |
Tỉnh đã triển khai tốt một số luật liên quan đến tăng trưởng xanh. Xây dựng lối sống xanh kết hợp với nếp sống đẹp truyền thống để tạo nên đời sống chất lượng cao hòa hợp với thiên nhiên. Triển khai có hiệu quả các hoạt động: Toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng - xanh - sạch, không rác thải”, thành phố 4 mùa hoa, Đề án Ngày Chủ Nhật xanh…TP. Huế cũng được vinh danh là “Thành phố Xanh quốc gia”.
Đến nay, Thừa Thiên Huế đã hợp tác có hiệu quả với UNDP trong nghiên cứu triển khai sáng kiến giao thông điện/xanh để giảm lượng khí thải trong giao thông vận tải tại địa phương; với JICA trong Dự án xử lý môi trường nước thành phố Huế; với KOICA trong “Dự án xây dựng TP. Huế: Văn hóa và Du lịch thông minh”; với Công ty China Everbright International Limited về Dự án xây dựng Nhà máy điện rác Phú Sơn với công suất 600 tấn/ngày…
Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đánh giá cao chủ đề “chuyển đổi và phát triển theo hướng xanh”. Đây là dịp để Thừa Thiên Huế trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm qúy báu, những giải pháp hiệu quả từ các địa phương. Đặc biệt là các địa phương đến từ các quốc gia đặt mục tiêu tăng trưởng xanh lên hàng đầu trong phát triển như Trung quốc, Nhật bản, Hàn Quốc...
Các sản phẩm nông nghiệp an toàn, hữu cơ đang là xu hướng hiện nay |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, Thừa Thiên Huế mong muốn được hợp tác với các địa phương trong một số nội dung cụ thể, như: Tăng cường gặp mặt, trao đổi thông tin nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi mạnh mẽ trong hành động về tăng trưởng xanh cho các cấp lãnh đạo ở các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngành, địa phương và doanh nghiệp giữa các bên.
Đẩy mạnh công tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác quy hoạch đô thị; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, đảm bảo về giao thông, cảnh quan, vệ sinh môi trường và chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu; xây dựng đô thị thông minh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ công trình xanh vào quá trình quy hoạch, thiết kế thi công công trình; xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn thí điểm trong rác thải, nông nghiệp và xây dựng. Hợp tác trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với xu thế phát triển trong tình hình mới, đảm bảo định hướng trong việc nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
“Chúng tôi cũng đang thúc đẩy hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào các lĩnh vực tăng trưởng xanh như năng lượng sạch, du lịch, công nghệ thông tin, nông nghiệp, công nghiệp, tiêu dùng…”, ông Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.