Sáng 21-11,ăngcườngứngdụngcocircngnghệthocircngtintrongquảnlyacutenhagravenướketqua bóng da Trường Chính trị tỉnh Bình Phước phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong xu hướng chuyển đổi số”.
Tiến sĩ Lê Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh; Thạc sĩ Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì hội thảo. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các chuyên gia, nhà khoa học; lãnh đạo trung tâm chính trị các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học dự hội thảo
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Minh Quang cho biết, thời gian qua Bình Phước đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong quá trình chuyển đổi số. Hiện nay, hệ thống mạng băng thông rộng phủ sóng đến 100% các khu vực dân cư, cơ sở dữ liệu dân cư và các nền tảng chính phủ điện tử được triển khai đồng bộ. Nhờ đó, 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện đã được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến, với tỷ lệ giải quyết hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt trên 90%. Tỷ trọng kinh tế số của tỉnh đã đạt 10% GRDP, tạo động lực lớn cho sự phát triển bền vững của các ngành kinh tế. Bình Phước cũng đã và đang thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, triển khai rộng rãi chữ ký số và ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp…
Thạc sĩ Nguyễn Minh Quang, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông phát biểu tại hội thảo
Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi số của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Hạ tầng công nghệ thông tin vẫn chưa đồng bộ ở một số vùng sâu, vùng xa; nhận thức và kỹ năng số trong một bộ phận người dân và cán bộ còn hạn chế…
Xác định chuyển đổi số là trụ cột để hiện đại hóa công tác quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, tại hội thảo các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận, phân tích, chia sẻ những kinh nghiệm để tìm lời giải cho các vấn đề về đẩy nhanh tốc độ số hóa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; những giải pháp nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong việc triển khai dịch vụ công trực tuyến; huy động nguồn lực xã hội tham gia vào công cuộc chuyển đổi số...
Đây cũng là tiền đề để Bình Phước đạt được những bước tiến lớn hơn nữa trong hành trình chuyển đổi số, khẳng định vị thế là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Bàn về thực trạng, giải pháp công nghệ thông tin và chuyển đổi số đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Phước, ông Thái Quảng Thanh, Trường Chính trị tỉnh cho biết: Đối với tỉnh Bình Phước có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm khoảng cách giữa các khu vực phát triển và vùng dân tộc thiểu số, giúp bà con tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ công, thông tin thị trường và kiến thức mới. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc triển khai công nghệ thông tin tại các khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống là hạ tầng viễn thông chưa phát triển đồng đều. Nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống mạng viễn thông và Internet chất lượnghoặc nếu có thì tốc độ truy cập chậm, không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Ông Thanh đề xuất: Để thúc đẩy chuyển đổi số, việc đầu tiên cần nâng cấp và mở rộng hạ tầng viễn thông và internet tại các vùng sâu, vùng xa. Chính quyền địa phương cần hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông để mở rộng mạng lưới 4G, 5G đến các khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Việc này không chỉ giúp người dân tiếp cận dễ dàng với thông tin, dịch vụ công mà còn tạo điều kiện cho phát triển thương mại điện tử, kinh tế số trong vùng. Ông Thái Quảng Thanh, Trường Chính trị tỉnh |
Bàn về giải pháp chuyển đổi số trong quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Thạc sĩ Tạ Đình Tuấn cho rằng: Bên cạnh rà soát, đầu tư, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, cơ quan chức năng cần tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin chuyên sâu. Trong đó, chú trọng đào tạo đội ngũ chuyên gia về an toàn an ninh thông tin, quản trị hệ thống; tăng cường đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ công chức, viên chức trong tỉnh đối với các ứng dụng dùng chung. Đồng thời có chế độ thu hút và đãi ngộ đội ngũ hoạt động trong lĩnh công nghệ thông tin phù hợp, cùng với đó ban hành chính sách ràng buộc và khen thưởng đối với các cơ quan, cá nhân tích cực có đóng góp cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tại đơn vị mình. Cũng theo Thạc sĩ Tạ Đình Tuấn, cơ quan chức năng cần xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về địa phương, trong đó chú trọng tạo lập môi trường chuyên nghiệp, điều kiện làm việc an toàn, chính sách thu nhập, phúc lợi phù hợp; đồng thời cũng tránh tình trạng lãng phí người tài, tuyển dụng về nhưng không bố trí được công việc phù hợp. Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, thực hành để làm chuyển biến căn bản tư duy, hiểu đúng về chuyển đổi số. Thạc sĩ Tạ Đình Tuấn, Trung tâm Chính trị huyện Phú Riềng |
Liên quan đến sử dụng công nghệ thông tin trong đào tạo bồi dưỡng tại Trường Chính trị tỉnh, Thạc sĩ Nguyễn Thị Khuyến cho rằng: Yếu tố con người là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đào tạo, bồi dưỡng. Do đó, Ban giám hiệu trường cần đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, các kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ viên chức, giảng viên. Muốn vậy phải đẩy mạnh tuyên truyền cho viên chức, giảng viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy, quản lý… thông qua nhiều hình thức như: triển khai các văn bản chỉ đạo của bộ, ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn khoa, trường, tọa đàm, hội thảo. Thạc sĩ Nguyễn Thị Khuyến, Trường Chính trị tỉnh |