Chiếc “bánh vẽ” không hề dễ ăn như tưởng tượng Quản trị chất lượng là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển,ựcsựquảntrịchấtlượngtốtkhidòngtiềnâmchiphíhàngtồnkhotărennes đấu với lyon khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận. Chính vì thế, có làm tốt việc quản trị chất lượng thì doanh nghiệp mới tạo cho mình uy tín, vị thế cạnh cạnh tranh trên thị trường. Thế nhưng, liệu có phải doanh nghiệp nào cũng làm được điều này? Hay họ chỉ tạo ra “bánh vẽ” về doanh thu, lợi nhuận để tạo nên uy tín của mình? Đó là câu hỏi mà nhiều người dặt ra đối với Công ty cổ phần Bất động sản Thế Kỷ- Cenland (mã CK: CRE) – một doanh nghiệp tên tuổi trong lĩnh vực bất động sản. Nếu nhìn vào báo cáo tài chính của CRE quý I/2020, và kết quả kinh doanh năm 2019 của doanh nghiệp này, chắc chắn nhiều nhà đầu tư không quan tâm tới nghiệp vụ kế toán có thể bị làm “mờ mắt” bởi các con số doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao. Dĩ nhiên, những con số đẹp trên sẽ làm hài lòng tất cả. Thế nhưng, soi kĩ báo cáo tài chính của CRE, nhà đầu tư có thể thấy dòng tiền lưu chuyển trong kỳ liên tục âm. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để đánh giá khả năng sử dụng, quản trị nguồn tiền của doanh nghiệp. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý I/2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm gần 26 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính âm gần 33 tỷ đồng; lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm hơn 38 tỷ đồng. Chưa kể, cuối năm 2019, công ty cũng ghi nhận lưu chuyển tiền thuần âm 155 tỷ đồng. Với những doanh nghiệp mới thành lập, dòng tiền âm là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, với doanh nghiệp “già đời” như CenLand mà dòng tiền âm năm này qua năm khác là những chỉ số không mấy lạc quan. Chưa kể, những con số về nợ, chi phí, hàng tồn kho vẫn ở mức cao? Tính đến 31/3/2020, nợ phải trả của CRE là 743 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn chiếm hơn 740 tỷ đồng; hàng tồn kho cũng tăng từ 141 tỷ đồng lên hơn 155 tỷ đồng; chủ yếu liên quan đến hàng hóa bất động sản, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng dở dang cũng ở mức hơn 35 tỷ đồng. Và để duy trì dòng tiền kinh doanh, CRE cũng phải thế chấp các dự án của mình cho các ngân hàng như: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Chi nhánh Đông Hà Nội, chi nhánh Thái Hà); Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng… lên tới gần 50 tỷ đồng. Các tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất và sàn dịch vụ thương mại tầng 1, 2; sàn dịch vụ thương mại SH -41, SH -43 tại lô đất H-CT2 Khu nhà ở Hi Brand, KĐT mới Văn Phú, Phú La, Hà Đông, TP. Hà Nội; căn chung cư B0607 tại tòa B, tổ hợp Sky City Tower 88 Láng Hạ, Hà Nội. Cenland và những lần bị khách hàng tố? Dự án Khu đô thị Vườn Sen Theo báo Gia đình và Xã hội, một khách hàng ở quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội tố Cenland lừa dối khách hàng tại dự án Khu đô thị Vườn Sen. Cụ thể, sau khi đặt cọc hàng trăm triệu đồng và ký hợp đồng mua 8 lô shophouse tại Khu đô thị Vườn Sen, vị khách hàng này mới biết thực tế không do CenLand và Dabaco Group làm chủ đầu tư. Trên các văn bản pháp lý hiện nay cho thấy, Dự án KĐT Vườn Sen (thuộc Dự án Khu thể thao trường học, công trình công cộng và khu đô thị phường Đồng Kỵ, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn do Công ty TNHH Nam Hồng làm chủ đầu tư. Khi thắc mắc vấn đề trên, nhân viên của Cenland giải thích như sau: "Tại cuộc họp trước khi mở bán, các sếp đã khẳng định rất rõ ràng là Cenland đã mua đứt 100%. Hợp đồng đặt mua thể hiện Công ty TNHH Nam Hồng ủy quyền cho Cenland chỉ là tạm thời vì chưa làm hợp đồng chính thức nên làm tạm như vậy để trốn thuế, lách luật. Tôi nghe các bạn nhân viên bán hàng giải thích vậy nên cũng yên tâm. Tất cả các tài liệu, ghi âm cuộc nói chuyện này đều được tôi lưu lại để đề phòng rắc rối sau này". Quảng cáo trên website của CRE, nhưng nay đã không còn tồn tại |