Một lao động qua đời vì Covid-19 Tháng 7,ôiômtrocốtchồnghồihươngtrênchuyếnbayđầutiêncủacuộcđờnhận định club america công ty sản xuất, chế biến gỗ - nơi anh Mai Xuân Thái làm việc tạm dừng hoạt động, cho công nhân nghỉ ở nhà. Vợ anh Thái thấy bất an, khuyên anh xin nghỉ 1 tháng để gia đình về quê Quảng Nam tránh dịch. “Về nhà có gạo, có rau ngắt ngoài vườn cũng thành cơm. Không may dính dịch, phải đi cách ly, ai sẽ trông con”, chị khuyên chồng. Nhưng anh không thể về. Ba mẹ ở quê già yếu, mẹ tai biến nằm một chỗ. Gia đình khó khăn và gánh nặng đặt trên vai người công nhân này. Nếu nghỉ sẽ không có tiền gửi về quê nên anh nhất quyết bám đất Bình Dương làm việc. Ít lâu sau, công ty gọi các nhóm công nhân quay trở lại sản xuất “3 tại chỗ”, anh là một trong số đó. Tuần đầu tiên của tháng 8, các F0 bắt đầu xuất hiện trong nhà máy. Anh Thái lo lắng nên xin rời công xưởng khi đã có xét nghiệm âm tính. Ngày 11/8, hai ngày sau khi về phòng trọ, anh lên cơn sốt. 5 ngày sau, anh có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và được đưa vào bệnh viện điều trị. May mắn, vợ và 2 con tuy ở cùng nhưng không nhiễm bệnh. Tối ngày 17/8, anh Thái uống sữa yếu ớt và gọi video cho vợ con. “Ba ơi, ba cố lên”, cô con gái út nói qua điện thoại, anh gật đầu cùng chiếc mặt nạ oxy. Nhưng anh không thể ngờ, đó là khoảnh khắc cuối cùng được nhìn thấy những người dấu yêu trong cuộc đời này. “12h10 phút ngày 19/8, chồng tôi qua đời tại Bệnh viện dã chiến ở thị xã Tân Uyên”, vợ anh bụm miệng khóc.
Chuyến hồi hương cùng hũ tro cốt của chồng Ngày 1/10, Bình Dương nới lỏng quy định giãn cách. Chị Đặng Thị Thu Lợi lập tức rời khu nhà trọ tại phường An Phú, TP.Thuận An để đi nhận tro cốt chồng mình - anh Mai Xuân Thái, đang được bảo quản tại một ngôi chùa. Lọ gốm đựng tro anh Thái được mang về phòng trọ, để trên bàn học của hai con nhỏ. Dân xóm trọ với khoảng 200 phòng lần lượt đến thắp nhang tiễn biệt một thành viên trong cộng đồng lao động ở đây sau mười mấy năm gần gũi. Chị Lợi vào Bình Dương làm công nhân từ năm 2008, sau anh 5 năm. Hai lao động tha hương quen nhau vì ở sát khu nhà trọ, gia đình đôi bên cũng bàn chuyện cưới hỏi tại dãy trọ. Anh chị làm cùng công ty với mức lương mỗi người khoảng 6 - 7 triệu/tháng, nuôi hai con đang học tiểu học. Tiền tháng nào chi tiêu hết tháng đấy. Cơn đại dịch ập đến, làm bần cùng hóa thêm gia đình nhỏ của nữ công nhân này. “Hết sạch tiền, không còn đồng nào, 4 tháng trời nghỉ việc làm sao chúng tôi sống cho nổi”, chị bật khóc. Không có tiền kiểm tra sức khỏe định kỳ nên chồng chị không biết có bệnh nền, đến khi nhận giấy chuyển xác từ bệnh viện, chị mới hay anh mắc tiểu đường.
Tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất, 12h ngày 4/10, nhân viên điều phối tại sân bay cầm giấy xác nhận, dắt chị Lợi đi theo lối riêng, tách khỏi đoàn người lao động. Tay chị ôm chặt balo bước qua cửa an ninh soi chiếu, bên trong balo là hũ tro cốt chồng. Trước đó một ngày, đại diện Hội đồng hương huyện Núi Thành (Quảng Nam) đã thông tin với sân bay về trường hợp đặc biệt của gia đình nên thủ tục bay của chị được ưu tiên. Lợi lần đầu tiên được bước lên một chuyến bay trong cuộc đời, chuyến bay hỗ trợ miễn phí đưa mẹ con chị cùng hơn 200 công dân xứ Quảng hồi hương. “Sao không để balo lên ô hành lý, chị ngồi ôm vậy có bất tiện không?”, tiếp viên chuyến bay hỏi. “Không sao, tôi ôm cốt chồng nên không để chung hành lý được”. 17h15, máy bay hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng. 8 xe khách lần lượt chở từng nhóm lao động về các khu cách ly tập trung. 22h tối, chị về đến khu cách ly tại KTX Đại học Quảng Nam. “Sợ quá anh, ám ảnh luôn. Bạn bè tôi mắc kẹt nhiều mà vẫn chưa thể về. Sống chung với dịch nhưng tôi chưa rõ có ổn không để trở lại. Trong lòng thì vẫn muốn đi làm, tôi không muốn bỏ công việc ở thành phố, lương không cao lắm nhưng vẫn hơn ở quê”, chị trả lời khi được hỏi về dự định tương lai. Ngày 6/10, vừa đúng 49 ngày của anh. Sau 13 năm tha hương, chị Lợi và hai con đang ở trong khu cách ly tập trung với khoảng 1 triệu đồng trong túi. Ở quê nhà Núi Thành, bàn thờ lập vội của công nhân Mai Xuân Thái đã được thắp những nén nhang đầu tiên. Trần Chung Hàng vạn người kéo nhau về quê, lấy ai cứu doanh nghiệpHàng nghìn lao động chấp nhận về quê hương, bỏ lại sau lưng giấc mơ lập nghiệp tại thành phố. Hệ lụy kéo theo là tình trạng doanh nghiệp thiếu hụt nhân công để khôi phục sản xuất trong "bình thường mới". |