【atalanta đấu với roma】Đêm hội ngộ trên quê hương bài dạ cổ

作者:Cúp C2 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-09 23:56:19 评论数:

Báo Cà Mau(CMO) Tại Nhà hát Cao Văn Lầu, tỉnh Bạc Liêu lần đầu tiên khán giả mộ điệu cải lương được mãn nhãn khi thưởng thức đêm nghệ thuật đặc biệt hội tụ tinh hoa của 3 đoàn nghệ thuật lớn tiêu biểu đồng bằng sông Cửu Long: Đoàn Cải lương Hương Tràm, Đoàn Nghệ thuật cải lương Bến Tre và Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu.

Nghệ sĩ Thanh Hưng, Phó trưởng Đoàn Cải lương Bến Tre, chia sẻ, đây là lần hội ngộ hết sức đặc biệt giữa 3 đoàn nghệ thuật địa phương. Chính vì thế, công tác chuẩn bị cho chương trình nghệ thuật để sánh vai với 2 đơn vị anh em diễn ra trong khoảng 1 tháng được chăm chút vô cùng. Tất cả anh chị em nghệ sĩ đều rất hào hứng qua các buổi tập luyện với mong muốn mang những tiết mục hay nhất, đặc sắc nhất góp vào đêm diễn phục vụ cho khán giả nơi vùng đất cuối trời và quê hương của bài Dạ cổ, đồng thời là dịp giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn về lĩnh vực nghệ thuật cải lương cho tất cả nghệ sĩ trên hành trình gìn giữ bản sắc văn hoá của cha ông.

NS Ngọc Xanh (phải, vai bà Mùi) và NS Kim Hiền (vai Thu) trong trích đoạn Duyên kiếp của Đoàn Cải lương Hương Tràm.
Hình tượng Bến Tre Đồng khởi trong trích đoạn đặc sắc “Dưới rặng dừa xanh” (Soạn giả Ngô Hồng Khanh, Đạo diễn: Thanh Hưng) của Đoàn Nghệ thuật cải lương Bến Tre.
Nghệ sĩ Hồng Nhiên (vai Công chúa Ngọc Hân) và Nghệ sĩ Anh Chàng (vai Quang Trung) trong trích đoạn “Mặt trời đêm thế kỷ” của Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu.

Cùng với nhiều tác phẩm nghệ thuật mang sắc màu sống động trên sân khấu, điểm nhấn của chương trình là 3 trích đoạn cải lương đã đi sâu vào tiềm thức khán giả mộ điệu. Đoàn Cải lương Hương Tràm từ lâu có thế mạnh với những vở diễn tâm lý xã hội, trong lần hội ngộ này đã dàn dựng trích đoạn Duyên kiếp (tác giả Hoàng Song Viêt, Đạo diễn Quốc Tín). Dàn nghệ sĩ cứng nghề một lần nữa khẳng định tài năng ca diễn của một Hương Tràm vang danh.

"Duyên kiếp" tái hiện xã hội phong kiến với thủ tục lề thói ngột ngạt như những sợi dây vô hình trói buộc khiến con người ta phải vẫy vùng để tìm lối thoát. Bà Mùi, một địa chủ trong vùng có độc nhất người con trai khờ khạo tên Thân nên ráo riết tìm mọi cách cưới vợ cho con, mong có cháu nội nối dõi tông đường. Trớ trêu thay, Thu về làm dâu nhiều năm nhưng không có khả năng sinh con. Bà Mùi dùng quyền lực tìm mọi cách buộc Huệ, con một tá điền nghèo phải về làm vợ lẻ cho Thân. Trích đoạn được chọn là lớp đặc sắc khi Huệ về làm vợ lẻ đã gây nên sự hờn ghen, đố kỵ cho Thu và bi kịch lên đến cao trào khi Thu phát hiện Huệ đã có thai với chồng mình, trong một giây phút quá tức giận Thu đã sơ ý giết hại một sinh linh vừa mới tượng hình, cũng như làm vỡ tan hy vọng mong manh của một gia tộc. Ám ảnh về tội lỗi, phẫn uất trước sự bất công, trong lúc cuồng loạn, Thu sơ ý làm ngã cây đèn dầu, khiến ngôi nhà từ đường bị cháy, làm cho bao của cải của gia đình chồng hoá thành tro bụi.

Ở lớp diễn này, bên cạnh một Huệ (NSƯT Hoa Phượng) nhẫn nhịn, hiền lành, một Thân khờ khạo (Phi Hải), một bà Mùi cổ hủ, dữ dằn (Ngọc Xanh) thì nhân vật Thu, mấu chốt đẩy tấn bi kịch lên cao trào của Kim Hiền đã chạm vào tim khán giả khi khắc hoạ được sự giằng xé giữa ranh giới thiện và ác, yếu đuối và mãnh liệt cố vùng vẫy để thoát ra khỏi lề thói khắc nghiệt.

Đoàn Cải lương Cao Văn Lầu nổi bật với trích đoạn Thái hậu Dương Vân Nga (tác giả Hoa Phượng, Chi Lăng, Thể Hà Vân). Đây được xem như tác phẩm kinh điển của sân khấu cải lương đã làm nên tên tuổi của nhiều nghệ sĩ gạo cội một thời. Lớp diễn được chọn là lúc Thái hậu Dương Vân Nga vì vận nước đã thuyết phục và trao long bào lại cho Tướng quân Lê Hoàng. Tuy nhiên, không theo một lối mòn cũ kỹ mà trích đoạn được dàn dựng độc đáo của Đạo diễn Quốc Khánh khi trên sân khấu có 3 Thái hậu Dương Vân Nga (NSƯT Mỹ Hạnh, NS Diễm My, NS Hồng Thêm) hợp diễn cùng 3 Tướng quân Lê Hoàng (NSƯT Giang Tuấn, NS Khánh Hoà, NS Hoàng Dững) so tài ca diễn, mỗi nghệ sĩ thể hiện một trạng thái, tâm trạng, lúc tách bạch hẳn, lúc lại đan cài vào nhau góp phần cho người xem hiểu được sâu hơn về hai nhân vật lịch sử này khi đứng trước vận mệnh dầu sôi lửa bỏng của đất nước.

Không kém phần đặc sắc như 2 người anh em của mình, Đoàn Nghệ thuật cải lương Bến Tre góp vào trích đoạn cải lương đề tài chiến tranh "Dưới rặng dừa xanh" (tác giả Ngô Hồng Khanh). Vở diễn này từng gây tiếng vang ở Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2005. Nội dung ngợi ca nữ tướng anh hùng xứ dừa Nguyễn Thị Định, người lãnh đạo cuộc Đồng khởi Bến Tre và trực tiếp chỉ đạo phong trào Đồng khởi đợt 1 thắng lợi, mở đầu cho phong trào Đồng khởi trong tỉnh và cả miền Nam sau này.

Khán giả được dẫn dắt qua nhiều cung bậc cảm xúc, với sự đặt để tình huống lúc nhẹ nhàng với cuộc hội ngộ xúc động giữa ni cô Tâm và Trạng khi tình yêu đẹp dang dở vì chiến tranh; Lúc hài hước trào phúng với lớp diễn bà Năm giả khùng để chửi giặc bằng lời thâm thuý; Đẩy sự hồi hộp, căm giận và tố cáo tội ác của của địch ở lớp móc mắt ni cô Tâm và sát hại Trạng của tên sĩ quan Tỷ; Rồi thở phào khi đến cuối cùng nhờ mưu trí, sự chỉ đạo tài tình của Nữ tướng Nguyễn Thị Định, người nông dân đã chiến thắng sự ác ôn đúng như lời dạy của Bác Hồ "Cướp súng địch, đánh địch". Hình tượng Bến Tre Đồng khởi hiện lên cuối vở diễn bởi các nghệ sĩ tham gia làm nên sự thiêng liêng về một thời hào hùng đã xa của quê hương này.

Thể hiện thành công nhân vật Nữ tướng Nguyễn Thị Định, Chuông vàng vọng cổ - Nghệ sĩ Võ Thị Trí xúc động bày tỏ: "Đêm hội ngộ này đã để lại trong tôi cũng như tất cả anh chị em nghệ sĩ nhiều kỷ niệm đẹp. Thấy khán phòng đông nghẹt khán giả ủng hộ đến cuối chương trình khiến chúng tôi như vỡ oà sung sướng. Điều này khẳng định rằng, mặc dù cải lương hiện đang khó khăn nhưng vẫn còn nhận được sự yêu mến từ đông đảo quần chúng, từ đó ai cũng nắm chặt tay nhau tin rằng cải lương sẽ mãi mãi trường tồn"./.

Minh Hoàng Phúc