设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > World Cup > 【kết quả giải giao hữu quốc tế】Cần thăm đồng thường xuyên trong những ngày “vui xuân đón tết” 正文

【kết quả giải giao hữu quốc tế】Cần thăm đồng thường xuyên trong những ngày “vui xuân đón tết”

来源:88Point 编辑:World Cup 时间:2025-01-12 21:38:21

Những ngày qua, bà con nông dân ở nhiều địa phương trong tỉnh đã tranh thủ thu hoạch lúa Đông xuân sớm 2016 - 2017 để có tiền mua sắm tết. Tuy nhiên, năng suất lúa đạt thấp chưa từng có, khiến họ kém vui. Lý giải về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Trần Ngọc Thể (ảnh), Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hậu Giang, cho rằng:

Sở dĩ năng suất lúa Đông xuân sớm đã được bà con thu hoạch vừa qua đạt thấp, ước bình quân chưa đến 6,5 tấn/ha là do yếu tố thời tiết bất lợi gây ra.

Ông có thể lý giải cụ thể hơn về nguyên nhân kể trên ?

Thực tế là lúc đầu vụ lúa Đông xuân 2016 - 2017, nông dân nhiều địa phương trong tỉnh tranh thủ sạ sớm để chủ động “né” hạn, mặn ở giai đoạn cuối vụ. Thế nhưng, sau thời điểm xuống giống không lâu, mưa bổng nhiên xuất hiện liên tục, làm mực nước trên ruộng nhiều, kết hợp nhiệt độ ban ngày cao, từ đó khiến cho cây lúa sinh trưởng chậm. Vậy mà đến lúc trổ, ruộng lúa tiếp tục gặp thời tiết mưa, bão kéo dài, thậm chí có những ruộng lúa trổ ngay trong thời điểm xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới. Ngay giai đoạn quan trọng nhất, cần phải bảo vệ lúa trên đồng ruộng nhưng hầu như bà con không thể xử lý được thuốc, hoặc phun dưỡng chất cần thiết lúc lúa trổ do mưa bão diễn ra liên tục trong nhiều ngày.

Bà con không nên phun ngừa rầy nâu để yên tâm đón tết.

Trong khi vấn đề thời tiết bất lợi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với quá trình sinh trưởng của cây lúa, nhưng lại là điều kiện thuận lợi cho một số loại dịch bệnh gây hại phát triển. Nhất là bệnh đạo ôn và cháy bìa lá dễ bùng phát và tấn công mạnh trên đồng ruộng. Chưa kể là do nguồn giống kém chất lượng, lại thêm không thích nghi với đất đai, thổ nhưỡng ở một số địa phương trong tỉnh như giống RVT. Từ những tác nhân đó, mà yếu tố chính là điều kiện thời tiết bất lợi gây ra nên đã làm cho lúa Đông xuân sớm đạt năng suất không như mong đợi.

Ngành có khuyến cáo gì đối với người dân trong việc bảo vệ ruộng lúa vào những ngày “vui xuân đón tết”, thưa ông ?

Có thể nói, trà lúa đáng quan tâm nhất trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới chính là chà lúa Đông xuân chuẩn bị trổ, nghĩa là qua tết vừa trổ xong. Bởi các trà lúa ở giai đoạn này, nhất là đối với giống lúa Jasmine sẽ có nguy cơ bị rầy nâu tấn công cao. Hiện, đợt rầy nâu mới đang nở rộ nên khả năng sẽ xuất hiện với mật số cao trên đồng trong những ngày tới. Trong khi thời tiết vẫn còn âm u vào ban ngày, trời se lạnh, sáng sớm có sương mù, mưa trái mùa thỉnh thoảng xuất hiện về đêm càng tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh. Bởi đạo ôn và cháy bìa lá là 2 đối tượng rất nguy hiểm khi lúa chuẩn bị trổ. Đây cũng chính là một trong những tác nhân chủ yếu dẫn đến lúa Đông xuân sớm đã thu hoạch gần đây đạt năng suất thấp chưa từng có.

Người dân cần thường xuyên thăm đồng để kiểm tra phát hiện và phòng trừ dịch bệnh kịp thời.

Vì thế, chúng ta phải thường xuyên thăm đồng để kiểm tra và phát hiện kịp thời các đối tượng gây hại lúa trên ruộng theo biện pháp 4 đúng. Cụ thể, đối với bệnh đạo ôn, cần sử dụng thuốc đặc trị phun khi phát hiện chấm kim xuất hiện trên lá vào giai đoạn trước khi lúa trổ 5 ngày, và tiếp tục phun lần 2 sau khi lúa vừa trổ đều. Riêng đối với rầy nâu, nông dân không được phun ngừa để yên tâm đón tết. Chỉ nên phun khi kiểm tra thấy rầy nâu ở khoảng tuổi 2, tuổi 3, tức rầy vừa chuyển màu nâu, với mật số nhiều. Ngoài ra, chú ý phun xuống gốc lúa, kể cả ở những khu vực lúa sập. Mặt khác, cần sử dụng những loại thuốc đặc trị, không nên sử dụng một loại thuốc mà có thể chữa trị cùng lúc được nhiều loại bệnh.

Ngoài ra, phía ngành chuyên môn sẽ có phân công cán bộ bảo vệ thực vật trực 100% trong những ngày tết. Khi thấy cần thiết, lực lượng này sẽ tiến hành đi thăm đồng để kiểm tra, kịp thời phát hiện và thông báo cho bà con. Riêng về phân bón, chúng tôi khuyên bà con không nên xử lý bằng các loại phân bón lá trong giai đoạn được xem là rất mẫn cảm với bệnh đạo ôn cổ bông, cháy bìa lá. Bởi yếu tố thời tiết bất lợi như giai đoạn hiện nay, nếu bà con sử dụng phân bón lá sẽ khiến cho 2 loại dịch bệnh nguy hiểm đó dễ phát sinh và bùng phát mạnh hơn.

Riêng, phần diện tích lúa Đông xuân 2016 - 2017 đã thu hoạch xong, ông có lời khuyên gì trong công tác xuống giống lại vụ lúa Hè thu đối với bà con ?

Nói chung, xuống giống lúa Hè thu vào lúc này cũng khá phù hợp. Bởi nhiệt độ hiện vẫn còn thấp, nước còn nhiều trên đồng. Tuy nhiên, trước khi xuống giống vụ mới, bà con cần phải phải chú ý vệ sinh đồng ruộng, mà quan trọng nhất là xử lý rơm rạ, đề phòng ngộ độc hữu cơ. Ngoài ra nên san phẳng mặt ruộng, chú ý đối tượng rầy nâu từ lúa Đông xuân di chuyển qua. Mặt khác, bà con nên sử dụng giống chất lượng và sạ không quá dày, tức không quá 12kg/công (1.000 m2), tốt nhất là 10kg/công, với các loại giống xác nhận như OM 5451, OM4900, không nên trồng giống RVT.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn lúa 30 ngày tuổi, bà con nông dân không nên sử dụng thuốc trừ sâu nhằm bảo vệ thiên địch có lợi ngay ở giai đoạn đầu canh tác, cũng như không vì vụ lúa vừa rồi thất mùa mà sử dụng nhiều phân bón thúc cho ruộng lúa, chỉ cần bón lượng phân bình thường, đảm bảo nhu cầu phát triển của cây lúa. Điều mà chúng tôi quan tâm hiện nay là hơn 1.000 ha lúa ở xã Lương Tâm, Lương Nghĩa, thuộc huyện Long Mỹ vừa xuống giống được khoảng 20 ngày, tạm gọi là vụ lúa Đông xuân muộn có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn ở mức cao. Cho nên vấn đề quan trọng là bà con cần chủ động đắp đập thời vụ, tích trữ nước trong hệ thống kênh thủy lợi nội đồng, đảm bảo cung cấp cho đồng ruộng.

Hiện nay, những trà lúa Đông xuân muộn đó chưa bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn nên chúng tôi khuyến cáo người dân cần áp dụng biện pháp siết nước trên ruộng để kích thích bộ rễ phát triển. Nghĩa là, khi lúa ở giai đoạn khoảng 30 - 35 ngày tuổi, bà con cần khai nước bỏ khoảng 1 tuần cho mặt ruộng se mặt, nứt chân chim, để bộ rễ ăn sâu xuống đất tìm nước. Sau đó cho nước vào và tiến hành bón phân bình thường trở lại. Đây là giải pháp nhằm đề phòng trường hợp đến cuối vụ, tình trạng hạn, mặn xuất hiện gay gắt thì bộ rễ của cây đã bám sâu xuống mặt ruộng, góp phần giúp cho lúa cứng cây, ít đổ ngã, nhất là tăng khả năng chống chịu được khô hạn tốt hơn.

Xin cảm ơn ông!

GIA NGUYỄN thực hiện

热门文章

1.2313s , 7651.28125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kết quả giải giao hữu quốc tế】Cần thăm đồng thường xuyên trong những ngày “vui xuân đón tết”,88Point  

sitemap

Top