【kèo uae】An toàn cho trẻ khi học online
Các trường học,ẻkhihọkèo uae cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đang trong những ngày dạy và học trực tuyến để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19. Thế nhưng, đối với trẻ nhỏ sẽ rất khó biết cách xử lý các tình huống có thể xảy ra khi học online. Do đó, đảm bảo an toàn cho con trẻ học trực tuyến tại nhà là vấn đề cần quan tâm thực hiện.
Cần phụ huynh đồng hành, giám sát
Gia đình có con đang học tiểu học, anh Nguyễn Văn Cảnh ở phường Tân Phú, TP. Đồng Xoài lo lắng khi con học trực tuyến phải thường xuyên tiếp cận với thiết bị điện. Anh cho biết, không chỉ riêng anh mà rất nhiều phụ huynh khác cũng có chung nỗi lo về an toàn cho các con khi học online. Do đó, anh đã hướng dẫn con những điều cơ bản để đảm bảo an toàn trong quá trình học trực tuyến. Mỗi tối khi con học, anh cũng bỏ thời gian “học cùng con”, bởi theo anh, lứa tuổi của con chưa xử lý được các tình huống có thể xảy ra. Ngoài ra, anh còn cài đặt phần mềm để bảo mật thông tin cũng như bảo vệ con khi tham gia học. Anh Cảnh chia sẻ: Trong máy tính của tôi có cài chương trình giới hạn dành cho trẻ em, một số phần trẻ em không được truy cập. Khi con học thì tôi cũng ở gần bên để vừa quan sát con học như thế nào và động viên con.
Phụ huynh cần quan tâm đảm bảo an toàn về điện, thiết bị, thông tin khi con tham gia học trực tuyến - Ảnh: Trương Hiện
Chị Lê Thị Hòe ở phường Tiến Thành, TP. Đồng Xoài có con trai đang học trực tuyến tại nhà. Dù đã cập nhật kiến thức an toàn về điện nhưng chị vẫn luôn dành thời gian để theo dõi việc học online của con, rà soát các trang thiết bị phục vụ học tập để đảm bảo an toàn. “Nhiều ẩn họa khó lường vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, tôi phải chịu khó ở cạnh con khi học trực tuyến; trông chừng con không phải chỉ để khuyên nhủ tập trung vào việc học mà còn vấn đề an toàn cho con nữa” - chị Hòe cho biết.
Năm học 2021-2022, thị xã Phước Long có 7.310 học sinh tiểu học và 4.503 học sinh THCS. Ngành GD&ĐT thị xã đã yêu cầu các thầy cô giáo lồng ghép giáo dục kỹ năng học trực tuyến cho học sinh sao cho đảm bảo an toàn; vận động, khuyến khích phụ huynh quan tâm giám sát việc học của con, hướng dẫn con biết thận trọng khi sử dụng những thiết bị điện tử.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, sự đồng hành của phụ huynh giúp con kết nối tri thức là rất cần thiết cũng như để việc học trực tuyến của con trẻ hiệu quả. Trong thời gian học sinh các bậc học tạm dừng đến trường, việc đảm bảo an toàn cho các em khi học trực tuyến cần có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ từ phía nhà trường và gia đình học sinh. |
Ông NGUYỄN ANH TUẤN, |
Đảm bảo an toàn cho học sinh
Bên cạnh sự đồng hành, chia sẻ của phụ huynh thì vấn đề an toàn điện, an toàn thiết bị, bảo mật thông tin khi trẻ học trực tuyến cũng cần được quan tâm. Bởi trước các tình huống bất trắc khó lường có thể xảy ra, con trẻ không đủ khả năng để xử lý. Theo cơ quan chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin, phụ huynh cần phải rà soát, kiểm tra độ an toàn của các thiết bị phục vụ việc học tập; đồng thời bố trí không gian phù hợp khi các con tham gia học trực tuyến. Ngoài ra, không để các con ngồi học bằng thiết bị điện tử dưới nền nhà; không để sách vở, đồ dễ cháy cạnh ổ điện. Song song đó, vấn đề đảm bảo an toàn thông tin cũng được đặt ra, phụ huynh cần lưu ý không để trẻ vô tình truy cập vào các link độc hại, vi rút có thể tấn công gây mất dữ liệu, làm hư hỏng thiết bị.
Anh Phan Tuấn Hải, Trưởng phòng Quản trị hệ thống công nghệ thông tin, VNPT Bình Phước cho rằng: “Thứ nhất, phụ huynh nên chọn không gian học phù hợp cho trẻ, tránh để dây điện rườm rà và tránh xa các nguồn nước, cũng như những nơi ẩm thấp. Thứ hai, việc học trực tuyến, ngoài nguy cơ về điện thì cũng có nguy cơ về cháy nổ thiết bị. Vì vậy, phụ huynh tuyệt đối không nên vừa sạc thiết bị vừa cho trẻ học, chúng ta nên chủ động sạc đầy pin các thiết bị”.
Trẻ em hay có tính tò mò, kẻ xấu thường lợi dụng điểm này để gửi đường link có chứa vi rút, mã độc vào máy. Trẻ vô tình ấn vào các đường link này có thể dẫn đến vi rút xâm nhập gây mất dữ liệu hoặc hư hỏng thiết bị. Ngoài ra, các đường link này có thể chứa nội dung không lành mạnh, gây tổn hại tinh thần cho trẻ. Vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên kiểm tra lịch sử truy cập thiết bị sau mỗi ngày trẻ học online. Hiện có một số phần mềm ngăn chặn nội dung không lành mạnh, phụ huynh có thể cài đặt vào các thiết bị. |
Anh Phan Tuấn Hải, Trưởng phòng Quản trị hệ thống công nghệ thông tin VNPT Bình Phước |
Đang học lớp 5 ở Trường tiểu học Tân Phú B, TP. Đồng Xoài, hằng ngày khi tham gia học trực tuyến, em Lê Đỗ Khánh Huyền đều tuân thủ nghiêm những hướng dẫn của ba mẹ và cô giáo chủ nhiệm. Em tập trung nghe giáo viên giảng bài, không tự ý dời thiết bị đi nơi khác, cũng không bấm vào bất cứ trang mạng hay link nào. “Cô giáo con đã hướng dẫn cách tham gia học trực tuyến. Ba mẹ con cũng dặn là không tự ý bấm vào các trang mạng nào, vì lứa tuổi con chưa cần thiết, con chỉ sử dụng khi có ba mẹ giám sát” - Khánh Huyền nói.
Việc dạy và học trực tuyến trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay là phù hợp. Học sinh ở tất cả bậc học đều cần được hướng dẫn để hiểu về nguyên tắc an toàn khi học trực tuyến, tránh tai nạn, thương tích. Dù trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra trường hợp tai nạn khi học trực tuyến nhưng không vì thế mà nhà trường, phụ huynh chủ quan, lơ là về sự an toàn của học sinh.
相关推荐
- Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- Tháng 7 này Nhật Bản sẽ thử nghiệm vaccine Covid
- Điểm danh loạt 'ông lớn' Việt lỗ nặng trăm, nghìn tỷ do dịch Covid
- Thủ thuật tăng tuổi thọ cho pin laptop nhanh và hiệu quả
- Hiện trường vụ sạt lở tại đèo Bảo Lộc vùi lấp 3 CSGT và người dân
- Thủ thuật nhận diện tên bài hát và ca sĩ chỉ bằng cách chạm vào lưng điện thoại iPhone
- Câu chuyện ‘ra đi’ hay ‘trở về’ của nhân tài công nghệ Việt Nam
- Công nghệ mới: Biến đổi gỗ thành vật liệu đàn hồi như cao su