【lịch thi đấu psv】Ổn định cuộc sống sau thiên tai
Trong điều kiện khó khăn về kinh phí,Ổnđịnhcuộcsốlịch thi đấu psv các địa phương vận dụng linh hoạt nhiều giải pháp để nhanh chóng hỗ trợ người dân chịu ảnh hưởng bởi thiên tai sớm ổn định cuộc sống.
Triển khai sớm các biện pháp giúp người dân ổn định cuộc sống sau thiên tai.
Sau cơn giông lốc xảy ra hồi tháng 6, căn nhà của ông Dương Văn Xuyên, ở ấp 3, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, bị sập hoàn toàn. Gia đình thuộc hộ nghèo không đất sản xuất. Cuộc sống hàng ngày đắp đổi được nhờ những đồng tiền bán vé số. Thiên tai đi qua cuốn phăng mái ấm nhỏ khiến cuộc sống của ông càng trở nên bế tắc. Sau khi nhà sập, hơn một tháng ròng hai vợ chồng ông Xuyên sống tạm dưới trại ghe lụp xụp, chỉ vỏn vẹn chừng 5m2.
Nhìn căn nhà mới hoàn thiện, ông Xuyên vừa mừng vừa tủi cho biết: “Khó khăn chồng chất khó khăn. Nhà sập rồi vợ chồng tôi không chỗ dung thân. Cái trại ghe phía dưới sông chật hẹp gói trọn sinh hoạt nấu nướng, ăn, ngủ, của cả nhà. Mưa gió, chỉ biết chịu đựng chứ không còn cách nào khác. May sao nhờ chính quyền địa phương xét thấy hoàn cảnh khó khăn nên cất cho căn nhà che nắng che mưa, gia đình tôi biết ơn nhiều lắm!”.
Tương tự hoàn cảnh của ông Xuyên, khoảng 1 năm trước, gia đình bà Mai Ngọc Thành, ở ấp 2, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, cũng gặp phải hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn căn nhà và tài sản bên trong. Sau sự cố, gia đình bà Thành không còn chỗ ở, phải tạm nương nhờ nhà người chị.
“Mình đi làm thuê, làm mướn, gia cảnh khó khăn, gặp sự cố nên gia đình càng túng quẩn. Hỏa hoạn xảy ra, đến bộ đồ mặc cũng không còn. May nhờ các chú bên Mặt trận Tổ quốc rồi chính quyền địa phương hỗ trợ cho căn nhà che nắng, che mưa. Dần dần, mấy đứa con đi làm ăn gửi tiền cho tôi dành dụm rồi cơi nới thêm ra phía trước. Tới nay, căn nhà cũng dần hoàn thiện. Cuộc sống dần ổn định trở lại”, bà Thành tâm sự.
Với tinh thần tương trợ giúp người dân khó khăn sớm ổn định cuộc sống, chính quyền địa phương đã vận động nguồn xã hội hóa xây dựng 2 căn nhà, hỗ trợ 500 phần quà cho gia đình người dân bị thiệt hại bởi thiên tai, trị giá 100 triệu đồng. Mỗi suất trao đi được gửi gắm mong muốn tiếp sức cho bà con có thêm động lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Ngoài giông lốc, sạt lở là loại hình thiên tai xảy ra phổ biến ở Hậu Giang. Trên địa bàn có 4 địa phương thường xuyên xảy ra sạt lở nghiêm trọng là huyện Châu Thành, Châu Thành A, thành phố Ngã Bảy và một phần huyện Phụng Hiệp. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thống kê, tới gần cuối tháng 6 toàn tỉnh xảy ra 25 điểm sạt lở, trong đó huyện Châu Thành 23 điểm; thành phố Ngã Bảy 2 điểm. Giảm 3 điểm so với cùng kỳ năm 2020.
Theo ông Nguyễn Văn Trương, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành, từ đầu năm đến nay, sạt lở cũng gây ảnh hưởng nhà ở 3 hộ dân trên địa bàn huyện. Các trường hợp nhà ở gặp sự cố sạt lở chủ yếu là nhà tạm để chứa đồ đạc. Trước khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã vận động hộ dân di dời sớm đến nơi ở an toàn nên không gây thiệt hại về người. Hiện, các trường hợp này đã ổn định cuộc sống.
Ngoài ra, địa phương cũng đang khẩn trương khắc phục các vị trí sạt lở bờ sông theo phương châm 4 tại chỗ. Tăng cường tuyên truyền, cảnh báo hộ dân đang sinh sống gần khu vực nguy cơ cần cảnh giác và kịp thời thông tin đến chính quyền địa phương diễn biến tình hình sạt lở. Vận động người dân di dời tài sản có giá trị và di dời chỗ ở đến nơi an toàn.
Ông Trần Thanh Toàn, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, cho biết các chính sách hỗ trợ người dân sau khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai và chính sách hỗ trợ người dân tái thiết cuộc sống sau thiên tai được vận dụng sớm, đúng trường hợp, giúp người dân ổn định cuộc sống. Ngoài ra, tỉnh cũng kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ công tác phòng chống thiên tai, cụ thể là sự vào cuộc của các ngành đóng góp khoảng 3 tỉ đồng trong năm 2020. Đây là nguồn hỗ trợ ý nghĩa cho người dân. Bên cạnh đó, vận dụng các chính sách khác về di dời hỗ trợ người dân ra khỏi vùng sạt lở, kiến nghị tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội có các chương trình, kế hoạch hỗ trợ người dân vay vốn.
Năm 2020, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh hỗ trợ nhà sập, nhà tốc mái với tổng số tiền là 498 triệu đồng. Khắc phục 40 điểm sạt lở với kinh phí 4,2 tỉ đồng, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. Ngoài ra, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh còn vận động mạnh thường quân hỗ trợ giếng khoan và dụng cụ trữ nước với kinh phí 3 tỉ đồng. Hỗ trợ thiệt hại ngập úng do cơn bão số 8, 9, 10, với kinh phí trên 24 tỉ đồng (trong đó Trung ương hỗ trợ trên 10 tỉ đồng). |
Bài, ảnh: KỲ ANH
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Galaxy S8 có giúp Samsung tỏa sáng trở lại sau hàng loạt sóng gió?
- ·Startup spa cho đồ da nhận vé vàng 500 triệu từ Shark Tank
- ·Cách đăng xuất Gmail khỏi tất cả các thiết bị đảm bảo an toàn
- ·Apple cảnh báo về những cách sạc iPhone không an toàn
- ·Tây Ninh Smart
- ·Cách bật hiệu ứng sạc pin trên Vivo siêu thú vị
- ·Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém
- ·Cách tăng tín hiệu smartphone khi sóng kém
- ·Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh
- ·Lần đầu tổ chức Hội nghị trí tuệ nhân tạo tạo sinh tại Việt Nam
- ·Chủ tịch Hà Nội khen thưởng công an truy bắt đối tượng bắt cóc trẻ em
- ·Cách tìm nhạc không bản quyền YouTube
- ·Realme dùng công nghệ gì để sạc đầy smartphone dưới 5 phút mà không nóng?
- ·Điểm nghẽn lớn nhất trong chiến dịch 'tự chủ bán dẫn' của Trung Quốc
- ·Ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram bất ngờ bị ngừng hoạt động
- ·Mất ngôi đầu ở thị trường Việt Nam, smartphone Samsung yếu thế?
- ·Realme dùng công nghệ gì để sạc đầy smartphone dưới 5 phút mà không nóng?
- ·Hình ảnh siêu trăng xanh hiếm hoi thắp sáng toàn cầu
- ·Cảnh sát hóa trang xử lý xe quá tải chạy trên đê ở Hà Nội
- ·Mẹo tắt thông báo cộng đồng trên Messenger