【giải hạng 1 algeria】Sẽ dừng ngay thủ tục hải quan khi phát hiện hàng hóa có chất phóng xạ
Theẽdừngngaythủtụchảiquankhipháthiệnhànghóacóchấtphóngxạgiải hạng 1 algeriao hướng dẫn, tại các cửa khẩu đã được trang bị hệ thống kiểm tra phát hiện phóng xạ, cơ quan hải quan có trách nhiệm bảo đảm Trạm báo động trung tâm (CAS) hoặc Trạm cảnh báo tại chỗ (LAS) tại cửa khẩu kết nối, thu nhận dữ liệu từ các cổng phát hiện phóng xạ và kết nối, truyền dữ liệu về Trung tâm phân tích dữ liệu quốc gia (NDAC), đảm bảo hoạt động liên tục 24 giờ/7 ngày.
Trường hợp hệ thống có sự cố kỹ thuật, hư hỏng xảy ra thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển và hành lý, hành khách nhập cảnh, quá cảnh không phải kiểm tra phóng xạ. Đồng thời chi cục hải quan cửa khẩu phải kịp thời báo cáo cục hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn.
Thông tư cũng qui định cơ quan hải quan phải phối hợp với cơ quan kinh doanh cảng để bảo đảm có khu vực kiểm tra thứ cấp và lưu giữ hành khách, hàng hóa khi phát hiện có phóng xạ.
Với mỗi ca làm việc, chỉ định ít nhất một công chức hải quan vận hành CAS hoặc LAS và khi có kiểm tra thứ cấp thì điều động hai công chức hải quan thực hiện.
Việc soi chiếu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển và hành lý, hành khách nhập cảnh, quá cảnh theo Quy trình nghiệp vụ kiểm tra, phát hiện phóng xạ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển vận chuyển bằng container; hành lý và hành khách nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu, do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành.
Đặc biệt, khi phát hiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển; hành lý và hành khách nhập cảnh, quá cảnh chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ, cơ quan hải quan phải dừng làm thủ tục hải quan hoặc dừng thông quan hàng hóa, hành lý và thông báo cho chủ hàng, người khai hải quan hoặc hành khách.
Đồng thời thông báo bằng biện pháp nhanh nhất (qua điện thoại, fax) tới cục hải quan tỉnh, thành phố, các đầu mối do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân chỉ định; cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (theo Phụ lục Cảnh báo phóng xạ ban hành kèm theo thông tư này), để yêu cầu hỗ trợ; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hỗ trợ của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Cùng với đó, phải phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân để xử lý bằng các biện pháp sau đây: Áp dụng ngay các biện pháp bảo đảm an toàn cần thiết theo hướng dẫn của Cục An toàn bức xạ hạt nhân, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với con người, môi trường.
Áp dụng các biện pháp loại bỏ chất phóng xạ, tẩy xạ hàng hóa chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ, trừ trường hợp tái xuất ngay; Thông báo và phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng và các cơ quan quản lý tại cảng biển, cảng hàng không quốc tế, các khu vực cửa khẩu để kiểm soát việc thực hiện các biện pháp quy định trên.
Cục hải quan các tỉnh, thành phố thông báo và đề nghị sở khoa học và công nghệ trên địa bàn có cửa khẩu phối hợp xử lý theo quy định.
Thông tư liên tịch 112/2015/TTLT-BTC-BKHCN có hiệu lực từ ngày 15/9/2015./.
Minh Đức