Để tạo đối trọng và tìm lợi thế trong thương chiến với Mỹ,ếntranhthươngmạiMỹkết quả bóng đá trực tuyến ngày hôm nay Trung Quốc sẽ tăng cường nỗ lực lôi kéo số lượng lớn các nước châu Âu tham gia BRI, phát triển hơn nữa thị trường trong khu vực và gây áp lực lên các nước sử dụng các công ty Trung Quốc trong các dự án nội địa cũng như mua sản phẩm công nghệ Trung Quốc hoặc sản phẩm Trung Quốc thay vì của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói chuyện với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại thượng đỉnh G20 ngày 28/6 - Ảnh ST |
Trong nhiều thập kỷ, Mỹ và Liên minh châu Âu đã cùng nhau xây dựng hệ thống quản trị toàn cầu tự do như ngày nay và các nền kinh tế chủ chốt của EU tiếp tục tham gia cùng Mỹ trong các tổ chức kinh tế cùng chí hướng như OECD, G7 và G20. Mỹ cũng là đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất của châu Âu, đồng thời là đồng minh chiến lược quan trọng. Do đó, khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết" cùng với thái độ hoài nghi của chính quyền Tổng thống Trump đối với chính những thể chế toàn cầu như toàn cầu hóa, WTO... mà Mỹ và EU cùng góp công tạo ra, đang đặt châu Âu vào thế khó xử. Đồng thời, EU cũng đang bị đòi hỏi phải có lập trường rõ ràng khi chiến tranh thương mại Mỹ -Trung đang ngày càng gay gắt. Nói cho đúng thì những vấn đề mà Trung Quốc đang bị Mỹ tấn công cũng đang gặp tình trạng tương tự ở châu Âu. Những chỉ trích về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ nói chung và bí mật thương mại nói riêng thường được báo chí, chính trị gia, giới doanh nghiệp châu Âu đề cập với thái độ chỉ trích. Nhưng thái độ lúng túng của EU lại xuất phát từ việc doanh nghiệp của họ lại đang "gặt hái" từ chiến tranh thương mại. Ví dụ, UNCTAD ước tính rằng xuất khẩu của EU sẽ hưởng lợi từ việc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang, với việc chiếm được 70 tỷ đô la (50 tỷ đô la xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và 20 tỷ đô la của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc).
Toàn bộ phạm vi và chiều sâu tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung khác với bất kỳ cuộc xung đột kinh tế mà thế giới đã thấy trong 70 năm qua. Nguy cơ cao là chiến tranh thương mại sẽ tác động sâu sắc đến tăng trưởng, quan hệ chính trị và trật tự kinh tế toàn cầu.
Cả hai bên Mỹ-Trung đều có động lực kinh tế mạnh mẽ để thực hiện một thỏa thuận nhưng không bên nào muốn tỏ ra yếu thế. Chính phủ Mỹ đang yêu cầu nhượng bộ liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, hàng rào phi thuế quan, mua bán sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ và thực thi. Hầu hết các lĩnh vực này sẽ có tác động lan tỏa tích cực đến châu Âu và các công ty châu Âu sẽ đạt được cùng với người Mỹ. Mua nông sản có thể là một câu chuyện khác: Thương mại có thể được chuyển hướng từ xuất khẩu nông sản châu Âu sang Trung Quốc có lợi cho xuất khẩu của Mỹ. Nhưng hiệu ứng tổng thể sẽ tương đối nhỏ đối với châu Âu. Nói tóm lại, mối đe dọa lớn đối với EU không phải là tác động trực tiếp của một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dù có thể xảy ra.
Vậy thì Liên minh châu Âu quan tâm đến giải pháp nào? EU đã từng bước tiến tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ví dụ như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Dù Mỹ đã rút khỏi TPP năm 2017, nhưng quan trọng hơn là ít nhất năm nền kinh tế châu Á khác (Indonesia, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan và Đài Loan) đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia CPTPP, và Trung Quốc hiện đang nghiên cứu khả năng là thành viên. Đặc biệt, trong phiên bản này, CPTPP mang lại cấu trúc lãnh đạo toàn cầu mà không có Mỹ. EU cũng đang tích cực hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã ký kết các thỏa thuận song phương với Canada, Chile, Colombia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Peru, Singapore, Việt Nam, và đang tiến hành đàm phán với Ấn Độ, New Zealand, Philippines, Thái Lan. Một nghiên cứu lớn của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách châu Âu (CEPS) và Viện Thương mại Thế giới (WTI) xem xét tiềm năng của FTA EU-Trung Quốc và cho thấy có thể có những tác động lớn.
Trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung đang ngày càng gay gắt và chưa có điểm dừng, dù ở góc độ nào thì châu Âu sẽ phải đối mặt với một số vấn đề cấp thiết cần phải có biện pháp giải quyết hiệu quả. Thậm chí, việc EU có "nối gót" Trung Quốc bước vào giai đoạn xung đột thương mại với Mỹ hay không là điều chưa thể đoán trước. Nhưng hiển nhiên là những biến động to lớn, sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu trong thời gian qua đang đòi hỏi một mô hình hợp tác hoàn toàn mới của EU với các nền kinh tế khác, đặc biệt là Mỹ. Quan trọng là họ có lựa chọn hay không.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã phát triển quan hệ kinh tế thông qua nhiều hình thức khác nhau với các quốc gia Trung - Đông Âu và một số quốc gia Nam Âu, như Ý, Hy Lạp. Nhiều thành viên EU nhìn thấy lợi ích kinh tế quan trọng trong việc gắn bó chặt chẽ hơn với Trung Quốc trong các dự án thương mại và đầu tư BRI (Vành đai - Con đường). |