Theâncấpnguồnthunhiệmvụchigiữatrungươngvàđịaphươsoi kèo metzo đó, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương được thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN. Năm 2023, thực hiện điều tiết ngân sách trung ương hưởng 100% đối với số thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, dịch vụ xuyên biên giới và các dịch vụ khác do nhà cung cấp nước ngoài thực hiện trực tiếp kê khai thuế, nộp thuế trực tiếp tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện phân chia nguồn thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước như quy định tại Nghị quyết số 64/2018/QH14 của Quốc hội (đối với giấy phép do cơ quan trung ương cấp, thực hiện phân chia 70% số thu cho ngân sách trung ương, 30% số thu cho ngân sách địa phương; đối với giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, thực hiện phân chia 100% số thu cho ngân sách địa phương). Về phân chia thuế bảo vệ môi trường đối với sản phẩm xăng, dầu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật NSNN đối với năm 2023 và ổn định cho giai đoạn 2023-2025 trên cơ sở sản lượng xăng, dầu trong nước sản xuất, bán ra so với tổng sản lượng xăng, dầu tiêu thụ trên thị trường, cụ thể: 60% thực hiện phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; 40% còn lại thực hiện điều tiết 100% về ngân sách trung ương. Nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô (sau khi trừ chi phí tổ chức thu) nộp ngân sách trung ương 100%, thực hiện phân chia 65% cho ngân sách trung ương và bổ sung có mục tiêu 35% cho ngân sách địa phương ngay ở khâu dự toán để chi cho quản lý, bảo trì đường bộ. Nguồn thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được sử dụng cho chi đầu tư phát triển thuộc đối tượng đầu tư của ngân sách địa phương./. |