【kqbd truc tiep hom nay】Chống buôn lậu và gian lận thương mại: Tập trung mở các đợt cao điểm
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Trưởng BCĐ 389 Quốc gia phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị |
Xử lý hình sự chưa đến 1%
TheốngbuônlậuvàgianlậnthươngmạiTậptrungmởcácđợtcaođiểkqbd truc tiep hom nayo báo cáo của BCĐ 389, trong 10 tháng đầu năm 2015, các lực lượng đã phát hiện, bắt giữ, xử phạt 149.926 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, khởi tố 987 vụ với 1120 đối tượng, nộp ngân sách nhà nước hơn 8.700 tỷ đồng. Kết quả này là bước đột phá, chuyển biến lớn trong công tác đấu tranh với loại hình tội phạm này. Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 41 ngày 9/6/2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, nhiều đường dây, ổ nhóm quy mô lớn đã bị triệt phá.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Bộ đã sửa đổi chính sách hoàn thuế VAT để đấu tranh với công tác chống buôn lậu. Theo đó, từ đầu năm đến nay, đã chuyển hơn 1.600 bộ hồ sơ liên quan đến hoàn thuế VAT sang cơ quan công an để điều tra, xem xét khởi tố vụ án hình sự. Hiện, cơ quan công an đã khởi tố hơn 320 vụ án liên quan đến hoàn thuế VAT.
Mặc dù các bộ ngành đã quyết liệt vào cuộc và đã có chuyển biến tích cực, song theo Ban chỉ đạo 389, thực tế số vụ bắt giữ buôn lậu và hàng giả chưa tương xứng với tình hình buôn lậu hiện nay, số vụ xử lý hình sự ít (chỉ đạt 0,65% tổng số vụ phát hiện và xử lý) chưa đủ sức răn đe tội phạm này. Chính vì vậy, tình hình buôn lậu hàng giả, hàng nhái tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, thủ đoạn vi phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là hàng cấm, hàng có thuế suất tiêu thụ đặc biệt, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm: ma túy, thuốc lá nhập lậu, thực phẩm chức năng, hàng gia dụng, phân bón…
Lý giải nguyên nhân, BCĐ 389 cho rằng, một số bộ, ngành, địa phương thực hiện chưa nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, BCĐ 389 về công tác kiểm soát thị trường, một số nơi chưa thực sự vào cuộc một cách quyết liệt, chưa xây dựng đường dây nóng tiếp nhận các vụ việc.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền còn hạn chế, nhiều DN chưa quan tâm bảo vệ thương hiệu của mình, thiếu chủ động và hợp tác với cơ quan chức năng trong bảo vệ thương hiệu; công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá, xử lý chưa kịp thời… Các địa phương đều có BCĐ nhưng chưa xử lý rốt ráo, còn tình trạng cục bộ trong xử lý ở một số địa phương.
Không dung túng cho địa phương thiếu tích cực trong phòng chống buôn lậu
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết: Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng kế hoạch, phương châm “bốn tại chỗ” trong công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái tại các cửa khẩu lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai nhằm quyết liệt hơn nữa trong công tác đấu tranh chống hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại,
Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Công Thương cũng đã sửa đổi chính sách biên mậu, bổ sung 32 mặt hàng cư dân biên giới được mua để sử dụng nhằm hạn chế mua hàng rồi bán cho đầu nậu. Từ nay đến cuối năm, Bộ chỉ đạo các lực lượng chức năng tập trung vào đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận với việc tổ chức các đoàn đi kiểm tra tại các địa phương.
Chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, số vụ bị xử lý lẫn số tiền truy thu, xử phạt đều tăng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn diễn biến rất phức tạp, vi phạm ở nhiều nơi, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế.
Để công tác này phát huy hiệu quả hơn trong thời gian tới, Phó Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phải đánh giá tình hình thực tế để đưa ra phương án đấu tranh cụ thể. “Các địa phương, cơ quan phải cương quyết với tinh thần công khai, minh bạch, không được bao che, dung túng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, không dung túng cho bất kỳ địa phương nào có biểu hiện chậm trễ, thiếu tích cực trong công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại” – Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Phó Thủ tướng giao lực lượng quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với công an và các cơ quan liên quan mở các chiến dịch đấu tranh lớn, cao điểm kiểm tra trong phạm vi toàn quốc để ngăn chặn có hiệu quả tình trạng hàng lậu, hàng giả và gian lận thương mại đang hoành hành như hiện nay; BCĐ 389 trên toàn quốc cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, xử lý; hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; sớm hoàn thành xây dựng bộ máy 389 tại Bộ Công an; đặc biệt làm tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân.