【7m live scores 2 in 1】Chuyện học ở xóm Khmer nghèo...
Nghỉ hè,ệnhọcở7m live scores 2 in 1 Thị Ngọc Sương nói với mẹ chuẩn bị đồ đẹp để đến năm học mới lên Trường Cao đẳng Cần Thơ nhận bằng tốt nghiệp với mình. Mẹ của Sương ừa rồi lặng lẽ khóc thầm, gia đình nghèo mà con cái thành danh là niềm vui tột cùng rồi ! Ông Danh Quận bên các giấy khen của con. Chuyện dài của xóm Khmer hiếu học (ấp 10, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) không chỉ bao nhiêu đó, mà đến từng nhà, gặp từng người, phóng viên thấy được nghị lực phi thường của những thế hệ biết góp nhặt con chữ cho mình, cho quê hương rạng danh. Có chí thì nên Ấp 10, xã Lương Nghĩa heo hút, nhiều dừa nước, cây dại. Người ta kể, xứ “khỉ ho cò gáy” này những năm 1975-1980, cấp 1 có hơn chục học trò đến trường làng, cấp 2 thưa dần và cấp 3 thì đếm trên đầu ngón tay. Những cậu học trò chịu khó đeo bám khi ấy có thể nhắc đến là anh Liêm, anh Hùng (Cường), anh Thành… May mắn hôm tác nghiệp, người viết được gặp anh Thành (Danh Thành), Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Nghĩa 3 - người con của vùng đất khó sớm tối miệt mài bên đèn dầu trang sách. Anh Thành kể, hồi đó đi học lớp 4 là sáng đi chiều mới về tới nhà do lộ đất, cây cối um tùm, lên cấp 2 thì đi xuồng chèo, cấp 3 thì còn “mình ên”, mà phải chở cây, lá ra huyện cất chòi ngoài hè trường rồi tự kiếm cá, bắt ốc, hái rau… Nói chung là tự lực trong bữa ăn hàng ngày để học. “Mỗi tháng, cha mẹ có nhín cho ít gạo, tiền, còn lại phải biết “liệu cơm gắp mắm” ăn uống, chong đèn học hành”, anh Thành kể. Vì nhiều lý do mà anh Thành học gạo đong chữ, nhưng anh nói cái chính là ý thức ham muốn, cha mẹ vì mình cực khổ. “Họ luôn hết lời động viên, hồi ấy sách khá hiếm nhưng cha luôn tìm cách mua bằng được, đó là sự khích lệ rất lớn cho tôi vượt qua những năm đèn sách”, anh Thành tâm sự. Ra trường với tấm bằng hạng ưu, ông giáo Thành xin về quê dạy học, mong muốn truyền “lửa” em cháu và Ngọc Sương là một trong những học trò ngoan. Gia đình Sương có 3 chị em gái, Sương là chị hai. Nhà Sương nghèo mà còn mắc “cái eo” khi em út ra đời 1 tháng thì cha bỏ đi. Với 4 công ruộng cùng 4 miệng ăn và ngoại già yếu, khi ấy mẹ Sương như con cò lặn lội bờ ao vừa chằm lá mướn vừa làm ruộng nuôi cả nhà, nghèo khó, lam lũ, lem luốc không sao kể siết... Ngọc Sương bên thành tích dìu dắt đàn em ở ấp 10. Trong nghèo khó, Sương càng thêm nghị lực với mục tiêu học, học để sau này tiến thân, giúp gia đình, không để ai coi thường. Những năm đầu khi Trường Dân tộc nội trú Ô Môn (thành phố Cần Thơ) thành lập thì Sương là 1 trong 6 học trò đầu tiên của ấp nộp hồ sơ xin vào, Sương là đứa nghèo nhất. Với những chính sách ưu đãi cho người dân tộc, được nhận hỗ trợ hộ nghèo hàng tháng nhưng Sương cho biết khi qua cao đẳng rồi mẹ phải kêu bán 2,5 công đất, bản thân phải làm gia sư mới có đủ chi phí học. “Ra trường, mẹ còn 1,5 công đất, tóc mẹ thêm bạc mà lòng tôi quặn thắt. Bây giờ dạy học, tôi luôn nhớ về những gương hiếu học xứ mình, tâm huyết hơn trong truyền dạy ý thức ham học cho đàn em cốt để chúng biết nhiều hơn mà tiến thân”, Sương tâm sự. Đảng viên đi trước... Mạch nguồn chuyện hiếu học ở ấp 10 còn hơn thế nữa. Người ta tin rằng do có nhiều gia đình người Khmer (có hộ đảng viên) đông con xứ này đều học thành danh nên tạo sự nối tiếp để bắt đầu thêm mạnh mẽ. Dù nối tiếp hay khởi đầu gì cũng phải kể đến hộ ông Lâm Khem (ông là đảng viên) và hộ Danh Quận lần lượt có đến 4, 5 người con học đại học, trong đó có 2 thạc sĩ. Gặp lão nông Lâm Khem - cái tên quen thuộc trên báo chí, ông vẫn nhanh nhẹn, nhớ nhiều thứ. Làm Bí thư Chi bộ ấp này từ năm 1985 đến năm 2011, khi được hỏi, ông kể vanh vách từng nhà có con đi học cao đẳng, đại học. Ông cho rằng trước đó ở xứ mình có những gương hiếu học nhưng dậy lên cao trào là sau khi ông cùng ban dân chánh ấp đồng lòng xuất tiền túi, vận động hỗ trợ cất 2 phòng học cây lá để giúp con cháu tiện bước đến trường vào năm 1997. Để rồi sau đó con của ông, con cháu xóm giềng ấp 10 được chắp cánh ở mái trường này (Tiểu học Lương Nghĩa 3) bay cao, bay xa hơn trong vùng trời tri thức. Ông Lâm Khem: “Đất không bền, cái đầu mới tồn tại lâu dài”. Hộ ông Khem thuộc diện khá giàu nên chuyện học của con không khó lắm. Cho con phần gia sản vật chất với ông khá đơn giản nhưng ông có quyết định khác: “Đất không bền, cái đầu mới tồn tại lâu dài”. Vậy là ông cùng vợ thống nhất cho 4 con học tới nơi tới chốn. Lần lượt là Lâm Kim Liễu vào Đại học Cần Thơ (năm 2005), sau đó là Lâm Liền, Lâm Kim Loan và Lâm Toán; hiện nay, Liễu có bằng thạc sĩ. Có lúc 2-3 người con ông Khem cùng học đại học, ông phải bán đến 13 công đất, được 6 cây vàng để dành lo chi phí cho con học, tiền bán lúa cho con lắt nhắt là riêng. Ông Lâm Khem huyên thuyên kể chuyện các con học xong làm ở đâu, nhà cửa, con cái thế nào… “Bây giờ tôi tâm đắc: mình là dân thất học (cha mẹ ông và vợ chồng ông - PV) mà vẫn có quan điểm cho con học đại học. Lúc làm Bí thư Chi bộ, tôi lội giáp ấp động viên từng hộ cho con học chứ không để dốt, đôi khi còn lấy gia đình mình ra làm gương để thuyết phục và có nhiều hộ đồng tình”, ông Khem nói thêm. Có lẽ “lĩnh hội” được chuyện nên học từ ông Khem mà hộ rất khó khăn ở ấp - Danh Quận (hơn 1 công đất ruộng) bằng mọi giá “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” ngày đêm kiếm tiền lo cho 5 người con học đại học, nhiều nhất ấp 10. Mùa mưa, đến nhà ông Quận rất khó, cách nhà ông chừng vài trăm mét là kênh Ranh, giáp tỉnh Kiên Giang, đất phèn mặn nơi đây cũng khó trồng trọt. Bên bình trà nóng và mấy củ khoai lang vợ ông Quận mang ra, phóng viên thấy rõ sự khốn khó của gia đình này. Thế nhưng khi nói đến chuyện học của con là ông Quận như quên đi khó nhọc: “Tôi thấy gia đình anh Khem tiên phong trong nuôi dạy con ăn học nên tôi làm theo. Văn hóa là chìa khóa mở đầu giúp ích cho xã hội nên tôi cố lo cho con”. - Nếu chỉ hơn 1 công đất thì ông bà không thể đủ chi phí lo cho 5 người con - phóng viên hỏi. - Đúng, bao nhiêu đó thấm tháp gì ? - Vậy sao ông lo được ? - Thú thật với chú, vợ chồng tôi làm đủ thứ công chuyện. Làm lúa nè, chăn nuôi heo, gà, vịt, phụ hồ, giăng lưới, cắm câu và nhờ các chính sách ưu đãi của Nhà nước; con tôi đi học thì tối chạy bàn, làm gia sư, đứa lớn có tiền tiếp đứa nhỏ học hành… Còn nữa, chú thấy bên hong nhà có trụ phát sóng di động không? Thay vì cho thuê hàng năm thì tôi bán đứt vị trí đó 12 năm lấy hẳn 75 triệu đồng để dành đó cho con. Có lẽ tổng hợp các phương cách ấy mà ngày qua ngày lay lắt các con của ông Quận lần lượt vinh quy. Nếu bằng tốt nghiệp của con ông Khem có thể tính bằng vàng bằng lúa thì của con ông Quận tính bằng những sợi bạc trên mái đầu mẹ cha… “Lúc con học, về thăm nhà mình mừng lắm nhưng đến khi nó đi lại lo, lo vì không có tiền cho con. Nhưng tôi và vợ không bao giờ nói hết tiền mà phải làm như dư dả để cho con yên tâm học”, ông Quận kể thêm. Biết hộ khá giàu nuôi con học đại học cực 1, cha mẹ mình cực đến 10 nên các con ông Quận vô cùng cố gắng để học thành tài. Người con trưởng bây giờ là thạc sĩ, dạy ở Trường Đại học Cần Thơ… Giảm 95% hủ tục - ấp 10 khởi sắc Ấp này hiện có đến 51 hộ Khmer (12,2% trong tổng số hộ Khmer) có con đã, đang học cao đẳng, đại học, trên đại học với 109 người. So các ấp khác có đông hộ Khmer trong tỉnh thì tỷ lệ này rất cao. Ông Danh Muôi, Trưởng ấp 10, nói cỡ 20 năm rồi chuyện học ở đây như thi đua trong từng hộ, nhà nào có con học nhiều, học cao, thành đạt là cả phum sóc nhắc tới thường xuyên. Đem câu chuyện này trao đổi với ông Ký Hiếu Thanh, Phó Ban Dân tộc tỉnh, ông không ngớt lời khen: “Ở đây đã hình thành Hội hiếu học do anh Lâm Khem dẫn dắt. Anh ấy lấy thực tế giữa chuyện học cao, ít học mà động viên nhiều hộ; lấy sự cần cù của hộ nghèo có con học thành danh mà khuyến khích. Đây là điểm sáng hiếu học của tỉnh, từ đó dân trí nâng cao rõ nét”. Xứ hiếu học bây giờ cũng khó khăn lắm khi còn 274 hộ nghèo trên tổng số 545 hộ toàn ấp (261 hộ Khmer nghèo) nhưng có khoảng 70% lộ xi măng được xây dựng cho xe 2 bánh lưu thông. Điều đặc biệt hơn hết là hủ tục của người Khmer giảm đến 95%. “Khoảng năm 2000, tới ngày lễ, giỗ, chúng tôi cúng kiếng, cầu nguyện, ăn chơi ngày đêm; nhạc, trống, kèn rùm beng cả xóm không ngớt, bây giờ rất ít, mê tín dị đoan giảm, đi đâu cũng nghe bàn chuyện học, làm ăn”, ông Khem thông tin. Tiếp lời, ông Quận nói, cũng mười mấy năm trước, đám cưới, chú rể phải ngồi làm lễ bên đàng gái 1 ngày 1 đêm, bây giờ không còn nữa, phần lớn từ học hành mà chuyển biến đó chứ ! Những con người tôi gặp, phum sóc tôi qua đã cho một “sàng khôn” về sự trân quý con chữ, vượt khó thành tài. Từ những đốm lửa hồng, hiếu học ở đây thành phong trào để rồi có những khởi sắc đáng kể về nhận thức, việc làm, góp phần cho quê hương Lương Nghĩa nói riêng, Hậu Giang nói chung thêm đổi thay, tiến bộ… Đưa con vào đại học nghĩ rằng Con hơn cha là nhà có phúc Một đời ông gắn liền cơ cực Đời cha không nghĩ sớm đổi thay... Vào đại học con mừng con khóc Rời giảng đường nguyện giúp ích quê hương…! Chuẩn bị tựu trường năm học 2020-2021, có người ở ấp 10 điện thoại cho tôi hay, xứ này lại có thêm mấy em vào đại học… TRÍ THỨC thực hiện
相关推荐
-
Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
-
Ngã tư không có đèn giao thông, xe nào được đi trước?
-
Khởi tố tài xế ô tô con đánh võng trước xe đầu kéo ở Hải Phòng
-
Khởi tố tài xế xe khách đẩy CSGT rồi tăng ga bỏ chạy ở Hải Dương
-
Nghe sách Đắc Nhân Tâm
-
Tạm giữ nhóm thanh niên gặp ai 'thấy ngứa mắt' là đánh, chặt biển số xe
- 最近发表
-
- Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- Dính chiêu lừa cũ trên mạng, người phụ nữ ở Phú Yên mất hơn 2,4 tỷ đồng
- Cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo, người phụ nữ mất 1,5 tỷ đồng
- Dính chiêu lừa cũ trên mạng, người phụ nữ ở Phú Yên mất hơn 2,4 tỷ đồng
- Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- Có được phép xây nhà trên đất không có sổ đỏ?
- Án mạng tại trung tâm thương mại, cô gái trẻ tử vong
- Môi giới hối lộ, một phó phòng thuộc TAND Cấp cao tại Đà Nẵng bị bắt
- Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- Bắt thiếu nữ 17 tuổi ở Đắk Lắk đi cướp điện thoại
- 随机阅读
-
- Bắt nóng nghi phạm cướp tiệm vàng ở Hà Nội ngay khi vừa gây án
- Xử phạt nam thanh niên cắt ghép trang phục công an đăng lên mạng
- Bắt nghi phạm chém thiếu tá công an ở Bà Rịa
- Cựu Chấp hành viên Cục THADS tỉnh An Giang lãnh 8 năm tù
- Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
- Bắt nghi phạm chém thiếu tá công an ở Bà Rịa
- Nổ mìn làm chết người ở hầm thủy điện: Bắt Trưởng phòng Sở Công Thương Lai Châu
- Người phụ nữ suýt mất 300 triệu đồng vì ‘nuôi bò’ trên mạng
- Nhận định, soi kèo Ponferradina vs Sociedad, 21h30 ngày 5/1: Đẳng cấp vẫn hơn
- Cách tính lệ phí trước bạ ô tô được thực hiện thế nào?
- Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ
- Khởi tố tài xế xe khách đẩy CSGT rồi tăng ga bỏ chạy ở Hải Dương
- Thời tiết 4 ngày nghỉ Quốc khánh 2/9: Miền Bắc nắng nóng, Nam Bộ mưa to
- Ngã tư không có đèn giao thông, xe nào được đi trước?
- Nhận hối lộ hàng chục tỷ, cựu Chủ tịch và cựu Bí thư Bắc Ninh nộp lại bao nhiêu?
- Tại ngã tư thứ tự các xe đi thế nào?
- Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- Tại ngã tư thứ tự các xe đi thế nào?
- 'Sư giả' Nguyễn Minh Phúc kháng cáo
- 2 ‘nữ quái’ sử dụng mạng xã hội Facebook để tổ chức đánh bạc
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Giá vàng tăng dữ dội, 'cá mập' dồn dập gom hàng
- Thanh Hóa: Sản xuất công nghiệp nỗ lực giữ nhịp độ tăng trưởng
- Khai thác sức mạnh công nghệ để kết nối hải quan thế giới
- Ngày 14/12, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định 45 về khuyến công
- Tổng cục Hải quan hướng dẫn thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng năm 2024
- Cà phê hảo hạng Vinacafé ‘trình làng’ Foodex Nhật Bản 2023
- Inforgraphics: 10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2023
- Đón khách đoàn Trung Quốc, Việt Nam lo mất thị phần
- Thu hút đầu tư vào công nghiệp bán dẫn: Cơ hội cho Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu
- Phú Yên: Miễn, giảm, gia hạn hơn 700 tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp