【bảng xếp hạng vô địch bóng đá ý】Quản trị nhà nước, thách thức lớn nhất của Việt Nam trong “cách mạng số”

quan tri nha nuoc thach thuc lon nhat cua viet nam trong cach mang so

Nền kinh tế Việt Nam dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động giá rẻ, đây là một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam. Ảnh minh họa: Internet.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Việt Nam có nhiều cơ hội khi thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được bắt đầu từ năm 2011.

Theo đó, Việt Nam có điều kiện tiếp thu và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để nâng cao năng suất, hiệu quả trong tất cả các khâu.

Cơ hội phát triển nhanh hơn nhiều ngành kinh tế và phát triển những ngành mới thông qua mở rộng ứng dụng những tiến bộ, thành tựu về công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ điều khiển, công nghệ sinh học.

Việt Nam cũng có thể đón đầu, hình thành và phát triển nhanh nền kinh tế tri thức, thu hẹp khoảng cách và đuổi kịp những nước đi trước trong khu vực và thế giới thông qua tiếp thu, làm chủ và ứng dụng nhanh vào sản xuất kinh doanh, quản lý những tiến bộ, thành tựu công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư…

Tuy nhiên, Bộ KH&ĐT cũng nhận định, có rất nhiều thách thức đối với Việt Nam.

Theo đó, trong lĩnh vực giải quyết việc làm, với sự mở rộng ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin, điều khiển, tự động hóa, các hệ thống robot thông minh nhân tạo sẽ thay thế con người trong nhiều công đoạn hoặc trong toàn bộ dây chuyền sản xuất nhất là trong những ngành sử dụng nhiều lao động.

“Đây là một trong những thách thức lớn nhất, bởi chuyển dịch cơ cấu lao động trong gần 20 năm qua của Việt Nam rất chậm và chậm hơn nhiều nếu so với chuyển dịch cơ cấu GDP. Nền kinh tế Việt Nam hiện nay vẫn dựa nhiều vào các ngành thâm dụng lao động giá rẻ. Trong khi đó, trong xu thế phát triển của kinh tế tri thức, nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi, có năng lực sáng tạo mới là lợi thế”, báo cáo của Bộ KH&ĐT khẳng định.

Trong tương lai, nhiều lao động trong các ngành nghề của Việt Nam có thể thất nghiệp ví dụ như lao động ngành nông nghiệp, dệt may, kế toán, lắp ráp và sửa chữa thiết bị, số lao động này hiện đang chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong lực lượng lao động của nước ta hiện nay.

Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng nhận định, nhân lực kém cũng là một cản trở về nâng cao năng lực tiếp thu, làm chủ và ứng dụng hiệu quả các công nghệ mới ở các quy mô DN, ngành lĩnh vực và cả nền kinh tế trong điều kiện xuất phát điểm phát triển của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước.

Cũng theo Bộ KH&ĐT, thách thức về quản trị nhà nước cũng là một trong những thách thức lớn nhất đối với nước ta. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước sẽ gặp nhiều khó khăn nếu công cuộc cải cách cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng được Nhà nước đề ra thực hiện không thành công. Bên cạnh đó những thách thức về an ninh phi truyền thống sẽ tạo ra áp lực lớn nếu Nhà nước không đủ trình độ về công nghệ và kỹ năng quản lý để ứng phó.

Cũng theo Bộ KH&ĐT, các nước công nghiệp mới nổi và nhiều nước đang phát triển đều cạnh tranh quyết liệt, tìm cách thu hút, hợp tác để có đầu tư, chuyển giao công nghệ, nhanh chóng ứng dụng những thành tựu công nghệ từ cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư đem lại để giành lợi thế phát triển.

Do đó, áp lực lớn cho Việt Nam chính là sự tỉnh táo trong hội nhập, hợp tác quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường nhất là thị trường khoa học công nghệ, cải thiện đổi mới môi trường đầu tư kinh doanh, tích lũy đầu tư để thu hút chuyển giao, ứng dụng nhanh những thành tựu khoa học công nghệ vào phát triển nền kinh tế.

Theo Bộ KH&ĐT, để tận dụng được những cơ hội và đối phó với những thách thức từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, Việt Nam cần phải xây dựng và phát triển năng lực đổi mới sáng tạo phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của mình.

Cúp C1
上一篇:Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
下一篇:Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định