Tổng vốn vay của Chính phủ đầu tư phát triển trung bình đạt 7% GDP và có tốc độ tăng 14%/năm. (Ảnh:Hồng Vân) Huy động nợ công tăng nhanh Đánh giá về những kết quả nổi bật sau 5 năm triển khai thực hiện Luật Quản lý nợ công,ànthiệnchínhsáchquảnlýnợcôngphùhợpvớiyêucầumớtỷ số bóng đá manchester ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý Nợ và Tài chính đối ngọai, Bộ Tài chính cho biết: Luật Quản lý nợ công đã tạo môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ về lĩnh vực quản lý nợ công của Việt Nam, đồng thời, từng bước công khai, minh bạch, tạo điều kiện kiểm tra, kiểm soát của toàn xã hội đối với việc vay và trả nợ công. Luật cũng đã tạo môi trường pháp lý quan trọng cho việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ đầu tư phát triển kinh tế, xã hội. |
Bà Bùi Nhật Tân - Vụ Tài chính ngân sách, Văn phòng Quốc hội: Để thống nhất với Hiến pháp 2013, Luật Ngân sách năm 2015 và yêu cầu thực tiễn, việc nghiên cứu các quy định mới cần lưu ý: Quy định thẩm quyền quyết định về mức trần nợ công, chỉ tiêu tỷ lệ trả nợ trên tổng thu ngân sách phù hợp, bảo đảm an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia; quy định tập trung, thống nhất đầu mối quản lý nợ công, tránh tình trạng dàn trải chức năng quản lý ở nhiều bộ, ngành như hiện hành. Ngoài ra, cần bổ sung quy định rõ về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý nợ công trực thuộc Bộ Tài chính; sửa đổi, bổ sung phù hợp với Luật NSNN về vay nợ của chính quyền địa phương; rà soát, quy định rõ hơn về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc quyết định đầu tư dự án, huy động, quản lý, sử dụng vốn vay, đặc biệt là trong trường hợp huy động vốn sai mục đích, quản lý thiếu chặt chẽ, sử dụng vốn không hiệu quả, không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đúng hạn. Ông Nguyễn Minh Tân - Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính: Luật NSNN năm 2015 và Luật Quản lý nợ công có mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất trong lĩnh vực quản lý nợ công. Luật NSNN góp phần làm rõ hơn nội dung, nguyên tắc và nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp có thẩm quyền trong quản lý nợ công; thúc đẩy nâng cao tính minh bạch, công khai, tăng cường trách nhiệm, nâng cao kỷ cương, kỷ luật tài chính – ngân sách, bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng. Sự hoàn thiện của Luật NSNN và Luật Quản lý nợ công là tiền đề quan trọng để bảo đảm thực thi chính sách quản lý nợ công hiệu quả, bền vững. H.V (ghi) | |
Trong giai đoạn từ 2010 - 2015, tổng huy động nợ công của Việt Nam đạt bình quân 14% GDP, chiếm khoảng 44% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tốc độ tăng bình quân hàng năm nhanh (mức 18,6%/năm). Trong đó, nguồn vốn huy động của Chính phủ chiếm 76,4% (bình quân 360 nghìn tỷ đồng/năm), vay Chính phủ bảo lãnh chiếm 20,3% (bình quân 93 nghìn tỷ đồng/năm), vay chính quyền địa phương chiếm 3,3% (trên 15 nghìn tỷ đồng/năm).Nguồn huy động vốn vay của Chính phủ chủ yếu là phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước và vay ODA, ưu đãi nước ngoài. Trong đó, khối lượng trái phiếu Chính phủ đã phát hành đạt trên 1.006 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,3% tổng số vốn vay của Chính phủ với mức tăng đạt trên 25%/năm. Tổng số vốn vay nước ngoài của Chính phủ đã giải ngân đạt gần 597 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 27,5% tổng số vốn vay của Chính phủ. Đặc biệt, nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu được sử dụng cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, chiếm trên 91% tổng số vốn vay. Cũng trong giai đoạn này, Chính phủ cấp bảo lãnh thực hiện hàng loạt chương trình, dự án trọng điểm sử dụng vốn vay nợ trong và ngoài nước, với tổng số vốn cam kết tương đương 12,4 tỷ USD, trong đó bảo lãnh vay trong nước chiếm khoảng 54% và nước ngoài chiếm khoảng 46%. Tổng vốn vay của Chính phủ đưa vào cân đối NSNN cho đầu tư phát triển (tính cả trái phiếu Chính phủ, không bao gồm cho vay lại) đạt trên 1.400 nghìn tỷ đồng, trung bình đạt 7% GDP và có tốc độ tăng 14%/năm. Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại khẳng định, nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ chỉ sử dụng để cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư phát triển có khả năng hoàn vốn với trị giá giải ngân ước đạt 237 nghìn tỷ đồng trong 5 năm qua. Việt Nam đã sử dụng 578 nghìn tỷ đồng vốn vay Chính phủ bảo lãnh để hỗ trợ DN tiếp cận với các nguồn vốn vay dài hạn để thực hiện chương trình, dự án trọng điểm, cấp bách. Phương thức phát hành trái phiếu đã được thay đổi để phù hợp với thực trạng phát triển, minh bạch hóa hoạt động của thị trường và từng bước tiếp cận các chuẩn mực của thị trường quốc tế. Quy mô của thị trường trái phiếu Việt Nam đã tăng từ mức 2,82% GDP năm 2001 lên mức 19% GDP năm 2011 và khoảng 21,2% GDP năm 2014. Dự kiến, năm 2015, sẽ phát hành 250 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Thông qua việc phát hành, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh đã huy động được một khối lượng vốn lớn nhàn rỗi trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu bù đắp bội chi ngân sách và cho đầu tư phát triển. Ông Trương Hùng Long cũng cho biết, việc tổ chức thực hiện trả nợ luôn đảm bảo đúng nghĩa vụ nợ đến hạn hàng năm, đặc biệt là đã chủ động bố trí đầy đủ nguồn NSNN để trả nợ cho các nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ đúng hạn, đảm bảo trong giới hạn cho phép, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng tới các cam kết, góp phần tăng cường hệ số tín nhiệm quốc gia. Theo thống kê của Bộ Tài chính, chưa tính số đảo nợ thì số trả nợ của năm 2014 ước khoảng hơn 141 nghìn tỷ đồng, năm 2015 khoảng hơn 166 nghìn tỷ đồng. Nợ công so với GDP năm 2014 ước khoảng 59,6% GDP, nằm trong giới hạn cho phép không quá 65% GDP. Ước tính năm 2015 là 62,3%. Chủ động trong môi trường mới Theo nhận định của ông Trương Hùng Long, sau 5 năm triển khai thực hiện, Luật Quản lý nợ công đang đối diện với một số vấn đề mới. Đó là một số văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc đang được sửa đổi, bổ sung; là việc Việt Nam đã bước vào nhóm nước có thu nhập trung bình với khả năng nguồn vốn ODA sẽ giảm dần, tiến đến chấm dứt từ sau năm 2017 (tốt nghiệp IDA) đòi hỏi chuyển dần sang vay thương mại theo cơ chế thị trường và sự phù hợp thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Với những sức ép đó, cơ quan quản lý đang tính toán việc hoàn thiện chính sách quản lý nợ công nhằm tăng cường huy động vốn cho cân đối NSNN và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội; làm rõ hơn quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan lập pháp, hành pháp và trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, DN và đơn vị sử dụng nợ công; kịp thời bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật về quản lý nợ công phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính minh bạch và công khai về nợ công; giảm thiểu tối đa các nội dung cần hướng dẫn để thực hiện sau khi ban hành Luật mới. Đưa ra khuyến nghị với công tác quản lý nợ công của Việt Nam, ông Tomas Magnusson - Đại diện Nhóm Tư vấn của Ngân hàng thế giới cho rằng, Luật hiện hành đang tập trung vào các định mức an toàn nợ, sử dụng vốn vay, và các quy tắc chi tiết về khi nào vay ngắn hạn và dài hạn; vẫn có sự lẫn lộn giữa chính sách tài khoá (mang tính chính sách cao) và quản lý nợ (mang tính kỹ thuật cao); đồng thời chưa có các mục tiêu quản lý nợ rõ ràng và hệ quả là chưa có chiến lược quản lý nợ trung hạn (MTFS) và chưa có quy trình đánh giá. Do đó, Việt Nam cần thiết phải phân biệt một cách minh bạch trong các khuôn khổ pháp lý và thể chế cũng như sự phối hợp, nhằm tránh mâu thuẫn về mục tiêu, chồng chéo về trách nhiệm và để đảm bảo trách nhiệm rõ ràng. Bên cạnh đó, trong một môi trường thay đổi khi hướng tới phát triển theo cơ chế thị trường, Việt Nam cần quản lý nợ chủ động. Việc phải vay nợ nhiều hơn theo các điều khoản thương mại mở ra nhiều phương án vay nợ và nhiều loại công cụ tài chính. Trong môi trường như thế, điều kiện chính là phải có chiến lược được lập trên cơ sở các phương án đánh đổi chi phí/ rủi ro hợp lý nhằm định hướng cho các quyết định vay nợ và các giao dịch thị trường khác. “Thiếu chiến lược chính thức có thể dễ dàng dẫn tới những lựa chọn không tốt và làm tăng rủi ro” – ông Tomas Magnusson nhấn mạnh. Cùng với đó, việc Chính phủ hướng tới xây dựng một quy trình quản trị tốt nhằm định hướng cho việc vay nợ của Chính phủ thông qua đề xuất một chương mới về “Quản lý nợ của Chính phủ”; nâng cao sự minh bạch và bền vững trong các hoạt động bảo lãnh và cho vay lại của Chính phủ; hợp lý hóa quy trình quyết định cân đối giữa phân công nhiệm vụ và trách nhiệm giải trình,…cũng là những việc nên làm ngay để nâng cao hiệu quả công tác này. |