Phí hoạt động của đại biểu HĐND cao hơn phụ cấp của Ủy viên Trung ương?ôngtăngmứcphíhoạtđộngcủađạibiểuHĐnhận định bóng đá trực tuyến
Theo tờ trình của Chính phủ, chế độ, chính sách và các điều kiện bảo đảm hoạt động của đại biểu HĐND thời gian qua đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã có nhiều ý kiến của các địa phương đề nghị cần xem xét, nghiên cứu quy định chế độ tiền công lao động trong thời gian thực hiện nhiệm vụ đối với đại biểu HĐND mà những đại biểu này không thuộc đối tượng hưởng lương; điều chỉnh tăng hệ số hoạt động phí; bổ sung quy định về chi hỗ trợ hoạt động đối với đại biểu HĐND…
Vì vậy, dự thảo Nghị quyết đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định tại Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11. Tuy nhiên, trong nội dung chế độ, chính sách đối với đại biểu HĐND, còn vấn đề có những ý kiến khác nhau, theo đó Chính phủ đã trình ra 2 phương án để UBTVQH xem xét.
Về hoạt động phí của đại biểu HĐND, Chính phủ đề nghị như mức hiện hành, cụ thể là đại biểu HĐND ở cấp xã hưởng hệ số 0,3, cấp huyện 0,4 và cấp tỉnh là 0,5 mức lương cơ sở. Thực hiện phương án này bảo đảm được tương quan với mức phụ cấp trách nhiệm cấp ủy viên tại Quy định của Ban Bí thư Trung ương và mức phụ cấp trách nhiệm công việc cao nhất tại Nghị định số 204 năm 2004 của Chính phủ. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện nhiều địa phương đề nghị tăng thêm để góp phần động viên, khuyến khích các đại biểu khi mức lương cơ sở còn thấp.
Vì vậy, Chính phủ cũng trình phương án 2 là tăng thêm 0,1 mức lương cơ sở ở cả 3 cấp so với quy định hiện hành. Dự kiến quỹ hoạt động phí chi cho đại biểu HĐND theo phương án 2 là 1.932,6 tỷ đồng/năm. Nếu thực hiện phương án này, ngân sách sẽ phải tăng thêm 471,2 tỷ đồng/năm và mức này sẽ bất hợp lý khi cao hơn mức phụ cấp trách nhiệm của cấp ủy viên Trung ương. Tuy nhiên, đây là phương án được đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách tán thành vì cho rằng, mức hoạt động phí hiện hành đối với đại biểu HĐND còn thấp, không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, chưa thực sự khuyến khích đại biểu HĐND hoạt động tích cực.
Ngoài ra, về chế độ tiền công lao động đối với đại biểu HĐND không chuyên trách, dự thảo quy định các trường hợp là đại biểu HĐND hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương, hoặc hưởng trợ cấp thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu HĐND. Cụ thể, đại biểu HĐND cấp xã 0,1, cấp huyện 0,12 và cấp tỉnh là 0,14 mức lương cơ sở/ngày.
Không ban hành các chính sách làm tăng chi so với dự toán
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng thực tế, dù mức phí hoạt động có giữ nguyên nhưng tiền lương cơ sở là căn cứ để tính mức phí đã tăng gấp nhiều lần trong 10 năm qua. 10 năm trước, mức lương cơ sở là 290.000 đồng, nay đã tăng lên 1.150.000 đồng. Các mức phụ cấp, trợ cấp cũng tăng tương ứng theo lương cơ sở.
Về chất lượng hoạt động của HĐND, theo Chủ tịch Quốc hội, thời gian qua có một thực tế trong chính sách cán bộ là cán bộ ít có triển vọng, không bố trí được vào đâu nữa thì đưa vào làm hội đồng, “đây mới là vấn đề chứ không phải do lương, phụ cấp”.
Hơn nữa, theo quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước, không được ban hành những quyết định làm tăng ngân sách so với dự toán đã giao. Do vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị UBTVQH chấp nhận phương án Chính phủ trình để không phá vỡ tổng quan chung của chính sách. Đồng thời, để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục nghiên cứu trình trong đề án của Ban chỉ đạo cải cách tiền lương, phương án nâng cao hiệu lực hoạt động của HĐND sắp tới. Nếu có điều chưa hợp lý, sẽ tiếp tục ban hành Nghị quyết để sửa đổi trong thời gian tới.
Với đa số ý kiến tán thành, UBTVQH đã thông qua nội dung cơ bản của dự thảo Nghị quyết. Dự kiến sau khi hoàn thiện, Nghị quyết này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.
Dự kiến tổng số đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 khoảng 324.551 đại biểu (tăng 21.903 đại biểu so với nhiệm kỳ 2011 - 2016 do tổ chức lại HĐND ở huyện, quận, phường của 10 tỉnh, thành phố và do tăng dân số). Dự toán NSNN chi cho hoạt động phí của đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 khoảng 1.461,4 tỷ đồng/năm (tính theo mức lương cơ sở 1.210.000 đồng/tháng). |
H.Y