当前位置:首页 > Cúp C2

【bóng đá tối nay ngoại hạng anh】G7 và nỗ lực chia sẻ vaccine toàn cầu

Tổng thống Mỹ công bố chi tiết kế hoạch chia sẻ vaccine với nước khác
ASEAN và Liên minh châu Âu đối thoại về vaccine ngừa COVID-19
"Hộ chiếu vaccine" phải cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ
G7 và nỗ lực chia sẻ vaccine toàn cầu

Trước thềm hội nghị G7, 100 cựu lãnh đạo thế giới đã gửi thư kêu gọi nhóm này hỗ trợ tài chính cho chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho các nước nghèo. Cùng ký tên vào bức thư là những người từng đảm nhiệm các chức vụ tổng thống, thủ tướng hay bộ trưởng ngoại giao, như các cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown và Tony Blair, cựu Tổng Thư ký LHQ Ban-Ki Moon và 15 cựu lãnh đạo châu Phi. Trong thư, các cựu lãnh đạo cho rằng hợp tác toàn cầu trong cuộc chiến chống COVID-19 đã thất bại trong năm 2020, song năm 2021 có thể mở ra một kỷ nguyên mới. Bức thư có đoạn viết: "Sự hỗ trợ từ G7 và G20 (Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới) để vaccine trở nên dễ dàng tiếp cận hơn đối với các nước thu nhập thấp và trung bình không phải là một hành động từ thiện, mà là vì lợi ích chiến lược ở mỗi quốc gia". Bức thư kêu gọi các nhà lãnh đạo G7 cùng lãnh đạo các quốc gia khác được mời dự hội nghị hãy nhất trí về khoản tiền hỗ trợ khoảng 30 tỷ USD trong hơn 2 năm tới cho cuộc chiến toàn cầu này.

Về phần mình, Thủ tướng Anh Boris Johnson bày tỏ mong muốn hội nghị thượng đỉnh G7 sắp tới sẽ đạt được một thỏa thuận về "hộ chiếu vaccine" ngừa COVID-19 và mở ra các cuộc đàm phán về một hiệp ước toàn cầu nhằm sẵn sàng ứng phó nếu xảy ra các đại dịch khác trong tương lai. Theo ông, năm 2020 là một năm tồi tệ đối với nhân loại, do đó những gì mà hội nghị sắp tới cần thực hiện là hướng đến một thỏa thuận toàn cầu để có thể sẵn sàng đối phó nếu trong tương lai lại xảy ra một đại dịch tương tự như COVID-19 hiện nay.

Cũng liên quan đến nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm phòng trên toàn cầu, Pháp đã cam kết ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa trong việc thuyết phục các nhà lãnh đạo G7 và G20 sắp tới đồng ý tạm hoãn thực thi hiệp định TRIPS đối với các dược phẩm liên quan đến COVID-19. Tổng thống Ramaphosa đang đi tiên phong trong chiến dịch toàn cầu, được khoảng 100 quốc gia ủng hộ, trong việc kêu gọi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đồng ý với việc miễn trừ hiệp định TRIPS để tăng khả năng tiếp cận công bằng với các phương pháp điều trị, công nghệ, vaccine và trị liệu liên quan đến COVID-19. Đề xuất yêu cầu sự miễn trừ duy trì hiệu lực trong 3 năm tới. Tổng thống Nam Phi, người được mời tham dự cuộc họp G7 sắp tới, khẳng định: “Chúng tôi không chống lại sự đổi mới sáng tạo… hãy để chúng tôi có quyền miễn trừ này trong một khoảng thời gian giới hạn”.

Các nỗ lực trên được đưa ra trong bối cảnh WHO cảnh báo tình trạng thiếu vaccine cấp cho cơ chế COVAX trong tháng 6-7 có thể làm giảm hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu. Hiện, hơn 80 triệu liều vaccine đã được chuyển đến 129 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới theo cơ chế này. Cho đến nay, các quốc gia giàu có cam kết chia sẻ hơn 150 triệu liều vaccine cho các nước nghèo hơn. Tuy nhiên, Cố vấn cấp cao của WHO, ông Bruce Aylward đánh giá đây là "sự khởi đầu tốt", song số vaccine này chưa được giao ngay trong tháng 6-7. Theo ông, thế giới sẽ cần có thêm 250 triệu người được tiêm vaccine từ nay đến cuối tháng 9 nếu muốn đạt mục tiêu có ít nhất 30-40% dân số toàn cầu được tiêm chủng trong năm nay.

Thế giới đã cán mốc 2 tỷ liều vaccine được tiêm tính đến ngày 3/6 vừa qua. Tuy nhiên, 37% trong số này được thực hiện ở các quốc gia có thu nhập cao. Chỉ 0,3% được thực hiện ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất trên thế giới.

分享到: