您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【lorient – brest】Kinh tế tập thể chưa phát huy hiệu quả

Ngoại Hạng Anh189人已围观

简介(CMO) Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác (THT) có vai trò rất quan trọng tr ...

Báo Cà Mau(CMO) Kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác (THT) có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực này. Đặc biệt, qua gần 6 năm thi hành Luật HTX năm 2012 bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục.

Khác với mô hình cũ, HTX kiểu mới hoạt động theo Luật HTX năm 2012 tập trung liên kết nâng cao chuỗi giá trị sản xuất, thông qua việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho từng thành viên. Tuy nhiên, thực trạng chung hiện nay là phần lớn các HTX đều thiếu vốn, thiếu đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ. Việc liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu, số HTX liên kết còn ít, nông dân tự tìm đến doanh nghiệp để tiêu thụ hàng hoá, điệp khúc được mùa mất giá thường xuyên xảy ra.

Các HTX hoạt động ở loại hình dịch vụ nông nghiệp hợp tác liên kết chuỗi với doanh nghiệp sản xuất hiệu quả.

Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nguyễn Văn Tranh cho biết, những năm gần đây, việc thúc đẩy phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng trở nên “nóng” hơn trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, kinh tế tập thể giữ vai trò “trụ đỡ” cho các hộ nông dân lại chưa thật sự phát huy hiệu quả. Chúng ta chưa dám nhìn thẳng, nói thật, chưa đánh giá đúng thực chất về kết quả hoạt động của kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX và THT. Hiện 100% HTX cơ bản chuyển đổi hoạt động đúng Luật HTX năm 2012. Tuy nhiên, trong 167 HTX hiện có, để chọn ra 15 HTX làm ăn hiệu quả cần được nhân rộng theo đề án xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại ĐBSCL giai đoạn 2016-2020 đang gặp khó thời gian qua.

Cánh đồng lớn là hướng đi quan trọng của nông nghiệp trong tương lai, nhưng vì ít  HTX hoạt động trong lĩnh vực này liên kết nông dân với doanh nghiệp khiến mô hình “cánh đồng lớn” đang đứng trước nguy cơ không mở rộng ra được, mãi vẫn là “cánh đồng mẫu” như tên gọi ban đầu của nó.

Theo báo cáo của Liên minh HTX tỉnh, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh thành lập mới 68 THT, 19 HTX, nâng tổng số HTX trong toàn tỉnh lên 167 HTX, trong đó có 150 HTX đang hoạt động với tổng vốn điều lệ đăng ký trên 225,1 tỷ đồng, có 3.032 thành viên, thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/tháng. Trong lĩnh vực nông nghiệp có 94 HTX, trong đó có gần 20 HTX hoạt động ở loại hình dịch vụ nông nghiệp làm ăn hiệu quả. Các HTX này đã quan tâm tổ chức dịch vụ đầu vào và tích cực tìm đầu ra cho sản phẩm của thành viên. Phần lớn các HTX còn lại là sản xuất con giống và nuôi trồng thuỷ sản đang gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh thị phần cung ứng con giống nên lợi nhuận thấp, có khoảng 20% lợi nhuận khá, 30% hoà vốn, số còn lại đều thua lỗ. Một số thành viên trong HTX không còn khả năng nên treo đầm hoặc chỉ nuôi cầm chừng do giá tôm nguyên liệu giảm.

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Đỗ Văn Sơ cho biết: "Kinh tế tập thể, HTX của tỉnh vẫn còn nhiều mặt hạn chế, từ 19 HTX thành lập mới từ đầu năm cho thấy, quy mô và thành viên tăng rất ít, trung bình 14 thành viên/HTX. Bên cạnh đó, trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã “khai tử” 4 HTX, 33 THT, còn lại 17 HTX đang ngừng hoạt động. Việc huy động vốn điều lệ của HTX còn nhiều khó khăn, do HTX chưa tổ chức được nhiều dịch vụ để hỗ trợ thành viên; phần lớn các HTX chưa tạo được quỹ đất để xây dựng được trụ sở giao dịch. Tham chiếu với các quy định hiện hành, HTX chưa hội đủ điều kiện để tiếp cận các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước".

Rau sạch đang gặp khó khăn đầu ra, nhiều HTX hoạt động lĩnh vực này gặp khó. (Ảnh chụp tại xã Khánh Lâm, huyện U Minh).

Thực tế cho thấy, để xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá, chuỗi liên kết từ sản xuất, tiêu thụ, chế biến đến tay người tiêu dùng thì vai trò của HTX và các THT không thể thiếu. Do đó, mấu chốt để thúc đẩy HTX phát triển là tăng năng lực kinh doanh của HTX. HTX là đơn vị kinh tế dẫn dắt, trụ đỡ nông dân, không chỉ tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ giá rẻ, mà còn là đối tác về mặt kinh tế để thay nông dân kết nối với các doanh nghiệp trên thị trường.

Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp ấp Kinh Dớn, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời Nguyễn Trường Đời cho biết, nguyên nhân của những “điểm nghẽn” trong hoạt động HTX hiện nay là thiếu vốn, hạ tầng chưa bảo đảm yêu cầu nên việc liên kết, nhân rộng mô hình sản phẩm, hàng hoá chủ lực để hình thành quy mô lớn và tạo sức lan toả gặp khó khăn. 

Theo ông Đỗ Văn Sơ, để phát triển kinh tế tập thể, không thể một sớm một chiều và càng không thể chỉ nói, chỉ hô hào mà cần có những mô hình, bước đi cụ thể, hiệu quả. Bởi, nhiều nông dân cho rằng, nếu làm không chuẩn có thể “trượt” theo vết xe đổ của mô hình HTX kiểu cũ. Do vậy, phải xây dựng được các HTX tham gia chuỗi giá trị hiệu quả thực sự, đủ sức thu hút người dân tự nguyện tham gia. Để làm được điều đó, trước hết cần tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cho HTX kiểu mới. Hiện có Luật HTX năm 2012, nhưng vẫn cần có nghị định riêng về HTX nông nghiệp và các chính sách phát triển kinh tế tập thể, đặc biệt là HTX và các THT trong điều kiện mới.

Để phát huy vai trò kinh tế tập thể, cần hỗ trợ nâng cao năng lực, hiệu quả kinh tế - xã hội trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho các HTX. Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nguyễn Văn Tranh đề xuất: Cần chính sách hỗ trợ hạ tầng sản xuất của HTX; hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất, nâng cao năng lực quản lý sản xuất, kinh doanh cho cán bộ, xã viên và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho lao động kỹ thuật... Vì thế, mỗi địa phương cần có những sáng kiến, mô hình thích hợp để xây dựng HTX tham gia chuỗi giá trị sản xuất theo 5 ngành hàng chủ lực của tỉnh. Tất nhiên, dù mô hình kiểu gì thì nhiệm vụ trọng tâm vẫn phải là hỗ trợ các hộ nông dân là thành viên HTX để đạt hiệu quả sản xuất cao nhất, giúp các nông hộ phát triển kinh tế ổn định, làm tiền đề cho HTX phát triển bền vững./.

Trung Đỉnh

Tags:

相关文章