88Point88Point

【1 gom kèo malaysia】Kết quả PISA năm 2012

PISA là gì?ếtquảPISAnă1 gom kèo malaysia PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Programme for International Student Assessment - Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả - chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. PISA được thực hiện theo chu kỳ 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000). Đối tượng đánh giá là học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng - độ tuổi PISA). PISA hướng vào các trọng tâm về chính sách, được thiết kế và áp dụng các phương pháp khoa học cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.

Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau: Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực đọc hiểu, làm toán và khoa học của học sinh ở lứa tuổi 15. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh. Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy - học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.

Kết quả PISA 2012 của Việt Nam:

Về lĩnh vực toán học, Việt Nam đứng thứ 17/65. Điểm trung bình của OECD (Mean Score) là 494 thì Việt Nam đạt 511. Như vậy, năng lực toán học của học sinh Việt Nam ở top cao hơn chuẩn năng lực của OECD. Kết quả của học sinh Việt Nam cao hơn kết quả nhiều nước giàu của OECD: Áo, Đan Mạch, Pháp, Anh, Luxembourg, Na uy, Mỹ, Thụy Điển, Hung ga ry, Israel, Hy lạp... Tỷ lệ nhóm học sinh có năng lực cao nhất (level 5, 6) của Việt Nam đạt 13,3 %. Tỷ lệ nhóm HS có năng lực thấp (dưới mức 2) của Việt Nam là 14,2 %. Kết quả học sinh nam của Việt Nam lĩnh vực toán học: đạt 517 điểm/499 điểm trung bình của OECD; Kết quả học sinh nữ của Việt Nam lĩnh vực toán học: đạt 507 điểm/489 điểm trung bình của OECD.

Lĩnh vực đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 19/65, điểm trung bình của OECD là 496 thì Việt Nam đạt 508, như vậy, năng lực đọc hiểu của học sinh Việt Nam cao hơn chuẩn năng lực của OECD. Kết quả đọc hiểu của học sinh Việt Nam vẫn cao cao hơn các nước giàu có OECD vừa liệt kê trên. Kết quả học sinh nam của Việt Nam lĩnh vực đọc hiểu: đạt điểm 492/478 điểm trung bình của OECD; Kết quả học sinh nữ của Việt Nam lĩnh vực đọc hiểu: đạt điểm 523/515 điểm trung bình của OECD

Về lĩnh vực khoa học, Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình của OECD là 501 thì Việt Nam đạt 528. Việt Nam đứng sau các nước/vùng kinh tế theo thứ tự: Thượng Hải, Hồng kông, Singapore, Nhật bản, Phần lan, Estonia, Hàn Quốc. Kết quả học sinh nam của Việt Nam lĩnh vực khoa học: đạt 529 điểm/502 điểm trung bình của OECD; Kết quả học sinh nữ của Việt Nam lĩnh vực khoa học: đạt 528 điểm/500 điểm trung bình của OECD.

Như vậy, kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực toán, đọc hiểu, khoa học cao hơn điểm trung bình của OECD. Việt Nam đã làm cho thế giới rất bất ngờ; chứng tỏ: với sự quan tâm thường xuyên của đảng, nhà nước, sự chăm lo của các gia đình, các nhà trường và học sinh chúng ta đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc, không chỉ đạt thành tựu về phát triển quy mô, số lượng mà còn đạt được chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản thuộc tốp cao của thế giới. Điều đó cũng minh chứng rằng:

Năng lực của học sinh Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu khung năng lực của OECD hội nhập quốc tế, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong bài thi PISA. Khung kiến thức, kỹ năng trong bài thi PISA được thiết kế không phụ thuộc vào chương trình giáo dục của quốc gia nào, mà đó là khung năng lực chung của quốc tế; chứng tỏ chương trình, SGK của Việt Nam đã trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản, đáp ứng được các yêu cầu kiến thức, kỹ năng của OECD và của quốc tế. Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc và bài bản các quy trình kỹ thuật theo yêu cầu của OECD, đã chuẩn bị tâm thế cho giáo viên và học sinh tham gia PISA tích cực, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt kỳ thi KS chính thức PISA, tháng 4-2012. Điều này cũng thể hiện đội ngũ chuyên gia tổ chức triển khai PISA tại Việt Nam dù ít ỏi nhưng rất cố gắng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếp cận được với thế giới.

ĐT

赞(98)
未经允许不得转载:>88Point » 【1 gom kèo malaysia】Kết quả PISA năm 2012