“Cơn gió hờ hững”
Kỳ họp Quốc hội (QH) thứ 2,ămnắngmườimưnhận định real vs mc dự kiến khai mạc vào 20/10 tới. Từng có nhiều thập niên gắn bó với công tác nghị trường, cả TS. Nguyễn Sĩ Dũng và TS. Trần Văn đều có chung cảm nhận nỗi tê tái buốt lạnh mang tên “suy thoái kinh tế” sẽ luẩn quẩn trong không gian diễn đàn QH những ngày họp cuối năm này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm trường mầm non Yên Bình, Thái Nguyên, ngày 3/9/2021. |
“Kỳ họp cuối năm của QH trùng vào thời điểm dịch bệnh đã được kiểm soát một bước, nhưng tình hình kinh tế - xã hội đang hết sức khó khăn. Đặc biệt, kinh tế trong quý III tăng trưởng âm đến 6,17%. Nếu quý này và quý tới tiếp tục diễn biến xấu như vậy thì rủi ro nền kinh tế rơi vào suy thoái là rất lớn. Khi đó, cuộc sống mọi mặt sẽ vô cùng khó khăn, các mục tiêu phát triển đất nước trong trung hạn và dài hạn cũng khó lòng đạt được. Chính vì vậy, nội dung trọng tâm của nghị trình phải là những phản ứng chính sách để phục hồi kinh tế và ngăn cản nguy cơ suy thoái” – TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhận định.
TS. Trần Văn thì thấy rõ ràng rằng: “Thật sự với GDP tăng trưởng âm tới 6,17% trong quý III năm nay cho thấy chúng ta đã “chạm đáy” suy thoái, chạm ngưỡng của khủng hoảng toàn diện. Cứ nhìn hàng chục vạn lao động nghèo buộc phải rời bỏ các đô thị lớn, vốn là “miền đất hứa”, để trở lại với “bệ đỡ” muôn thủa của nền kinh tế là nông nghiệp, nông thôn cho dù các thành phố lớn mời gọi bà con ở lại, hứa hỗ trợ tối đa, mới rõ hơn thế nào là suy thoái. Rồi hàng nghìn số phận trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch bệnh, gia đình chia lìa mới biết là đợt bùng phát thứ 4 đã tràn qua như một cơn sóng thần…”
Trưởng thành trong mất mát Gặp gỡ và tiếp xúc cử tri, doanh nghiệp trong tuần rồi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ về những nỗi niềm mà ông gọi là “năm nắng - mười mưa” đầy cam go trong vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Người đứng đầu Chính phủ nhìn nhận: “Chúng ta có những mất mát, có những việc chưa làm được, nhưng chúng ta cũng trưởng thành hơn”. Thủ tướng còn dẫn ra hai câu: “Non cao cũng có đường trèo/ đường dù hiểm nghèo vẫn có lối đi” để bày tỏ niềm tin vào tương lai phía trước. Những ngày này, Chính phủ đang ráo riết ra các chỉ đạo để vực dậy GDP cũng như đưa cả nước trở về trạng thái bình thường mới. Theo đó, Chính phủ yêu cầu các địa phương căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2021. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch khôi phục thị trường lao động. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất thí điểm từng bước mở cửa thị trường du lịch quốc tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ban hành hướng dẫn an toàn để các trường học dạy học trực tiếp trở lại phù hợp với diễn biến dịch bệnh… |
Còn theo nhiều chuyên gia, Chính phủ đặt ra "mục tiêu kép" song lại không giao chỉ tiêu phát triển kinh tế cho địa phương mà chỉ giao nhiệm vụ chống dịch. Do đó thời gian qua, nhiều địa phương chỉ tập trung mọi nguồn lực và giải pháp vào xây dựng “pháo đài” rồi “cố thủ”, khiến mục tiêu GDP đối với họ chỉ như “cơn gió hờ hững” bay qua, không cần níu giữ, nên mới đưa cả nền kinh tế ra nỗi này. GDP lao dốc kéo theo sự cạn kiệt nội lực của người dân và doanh nghiệp.
Hụt hẫng kịch bản
Báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 đang trong bước hoàn thiện cuối cùng để trình lên QH tại Kỳ họp thứ 2. Theo dự kiến của Chính phủ, tăng trưởng cả năm 2021 sẽ ở mức 3 - 3,5% tuỳ thuộc vào khả năng mở cửa kinh tế của đất nước đến mức nào, nhưng đó đều là chỉ số rất khó khăn để đạt được.
So với mức tăng GDP năm 2020 thì con số này không phải là quá xấu bởi năm 2020, GDP cũng tăng ở mức tương đương. Nhưng bối cảnh của năm 2020 không như bây giờ. Là một nền kinh tế có độ mở cực lớn như Việt Nam, tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, trong khi năm 2020, thị trường xuất khẩu thế giới lâm vào khủng hoảng vì các nước phải quay cuồng chống dịch. Bởi vậy, con số tăng GDP năm 2020 gần 3%, thậm chí còn được coi là kỳ tích của Việt Nam trong bối cảnh nhiều quốc gia tăng trưởng âm.
Năm 2021, khi thế giới đang bước ra khỏi cuộc khủng hoảng vì đại dịch, thì Việt Nam lại ngấm sâu. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện các vấn đề, tại Hội nghị Trung ương 4 diễn ra hồi đầu tháng 10, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất nhận định: “Kinh tế quý III tăng trưởng âm 6,17% so với cùng kỳ năm 2020, làm cho tăng trưởng kinh tế 9 tháng đầu năm chỉ đạt 1,42%, là mức thấp nhất từ năm 2000 đến nay; dự báo cả năm chỉ đạt khoảng 3%, thấp xa so với mục tiêu QH đề ra (6%)”. Trung ương Đảng yêu cầu: “không để nền kinh tế bị lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới”.
Nhiều địa phương coi nặng phòng dịch dẫn đến lưu thông hàng hoá gặp khó. Ảnh tư liệu minh họa |
Kinh tế quý III âm tới hơn 6% thực sự là kết quả gây nhiều hụt hẫng, khi các kịch bản trước đó đều không mường tượng ra con số này. Sự hụt hẫng này cũng bởi nguyên nhân mà Trung ương Đảng đã chỉ ra rằng: “hạn chế, bất cập trong dự báo, phân tích tình hình để xây dựng và triển khai thực hiện có bài bản các phương án ngắn hạn cũng như dài hạn, vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
Ủy ban Thường vụ QH tại phiên họp thứ 4 cũng đã chỉ ra: “Nguyên nhân của tăng trưởng sụt giảm nghiêm trọng là do chưa xây dựng được chiến lược ứng phó với đại dịch gắn với hỗ trợ thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế ở cấp độ quốc gia và từng địa phương”. Tới đây, vấn đề này sẽ tiếp tục được đưa ra phân tích tại QH.
Kỷ vật thời chiến Vào lúc này, hàng loạt tổ chức quốc tế tiếp tục hạ mức dự báo về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021. Ngày 13/10, Ngân hàng Thế giới (WB) điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 từ mức dự báo 4,8% mà WB công bố hồi tháng 8/2021 xuống còn khoảng từ 2 - 2,5%. Ngân hàng Standard Chartered vừa hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021 xuống 2,7% từ mức 4,7% dự báo hồi giữa tháng 9. Ngân hàng UOB của Singapore cũng hạ dự báo tăng trưởng cả năm của Việt Nam xuống 3%, từ mức 5% trước đó… Dẫu vậy, như khẳng định của cả Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Khó khăn chỉ là tạm thời, bền ý chí, vững quyết tâm, sẽ nhanh đưa nền kinh tế tăng tốc trở lại. Nhiều người trong giới chuyên gia cũng thấy như vậy và cho rằng nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều yếu tố sẵn sàng cho phục hồi mạnh mẽ. Thấy nền kinh tế đã chạm ngưỡng khủng hoảng toàn diện, TS. Trần Văn vẫn hình dung ra được trang mới cho đất nước khi đại dịch Covid-19 lùi lại phía sau. Nhưng vừa hy vọng, vừa chưa thể nguôi ngoai được nỗi buồn, TS. Văn: “Rồi đây, khi dịch bệnh được kiểm soát, có lẽ nhiều người dân sẽ giữ những tấm phiếu đi chợ trong tuần do phường, tổ dân phố phát, rồi giấy xác nhận tiêm chủng vắc-xin Covid-19… như “kỷ vật” về một giai đoạn vô cùng khốn khó khi mà nguy cơ dịch bệnh vẫn lẩn khuất đâu đây, rình rập chúng ta mất cảnh giác lại ập tới…”. Hẳn là nhiều triệu người dân cũng mang theo hoài niệm muộn phiền vậy khi đón bình minh ở thời “hậu chiến”. |