【tile cuoc hom nay】Con rồng nguyên tử Trung Quốc sắp tấn công thế giới?
Trung Quốc tận dụng lúc Mỹ lơ là để “tiến công” dồn dập vào châu Mỹ Latin | |
“Tấn công quyến rũ” thất bại,ồngnguyêntửTrungQuốcsắptấncôngthếgiớtile cuoc hom nay Trung Quốc chật vật tìm công thức mới với EU | |
Vaccine Covid-19 của Trung Quốc có giá đắt nhất thế giới | |
Căng thẳng Mỹ - Trung có thể chia thế giới thành 2 khối |
Con rồng Trung Quốc |
Theo bài viết, Bắc Kinh đang đạt được những bước tiến lớn trong nỗ lực tự chủ công nghệ hạt nhân. Lò phản ứng Phúc Thanh số 5 dùng công nghệ HPR-1000, là loại lò áp lực được đặt tên là Hoa Long (Hualong), do hai tập đoàn nhà nước là Tập đoàn Điện Hạt nhân Trung Quốc (CGN) và Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) thiết kế, sản xuất, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho Trung Quốc. Trước đó Bắc Kinh lệ thuộc vào công nghệ của Areva và EDF (Pháp), Westinghouse (Mỹ), vì lò phản ứng thế hệ thứ ba cần mức độ an toàn rất cao.
Trong khi đó, trang tin của tờ Thời báo Hoàn Cầu cũng dẫn tuyên bố của Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Nhà nước (SPIC) cho biết hoạt động nghiên cứu và phát triển dự án lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba có tên gọi CAP1400 (Guo He 1) đã được hoàn tất. Theo đại diện SPIC, cuộc chiến thương mại mà Mỹ phát động cùng với những hạn chế về công nghệ mà Washington áp đặt lên các công ty Trung Quốc sẽ không kiềm chế được năng lực phát triển lò phản ứng CAP1400 tiên tiến.
Theo Zheng Mingguang, nhà thiết kế trưởng của các lò phản ứng hạt nhân CAP1400, dựa trên công nghệ hạt nhân thế hệ thứ ba AP100 nhập khẩu từ Mỹ vào năm 2007, CAP1400 đã trải qua những cuộc cải tiến công nghệ lớn trong suốt 12 năm nỗ lực làm việc của hơn 26.000 kỹ sư công nghệ Trung Quốc. Ông Zheng cho biết khoảng 90% thiết bị của CAP1400 được chế tạo ở trong nước, trong đó, tất cả những bộ phận và nguyên vật liệu quan trọng, bao gồm máy bơm chính của lò phản ứng đều được thiết kế và sản xuất trong nước.
Lu Hongzao, Phó tổng giám đốc SPIC, cho biết CAP1400 đã phá vỡ những sự độc quyền về công nghệ của nước ngoài trong nhiều lĩnh vực và có được các quyền sở hữu trí tuệ và xuất khẩu độc lập. Theo ông Lu, so với thế hệ thứ hai, lò phản ứng thế hệ thứ ba kéo dài thời gian hoạt động từ 30 phút lên tới 72 giờ mà không cần sự can thiệp của con người, và cải thiện một cách đáng kể hiệu suất an toàn trước các sự cố thiên tai như là động đất và lũ lụt- lên tới 100 lần.
Theo ông Hao Hongsheng - Tổng Giám đốc Ban Năng lượng Hạt nhân của SPIC, SPIC đang xúc tiến xuất khẩu Gue He 1 ra nước ngoài. Tập đoàn đang thảo luận về các mối quan hệ đối tác tiềm năng với các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi. Theo ông, công nghệ mới này sẽ rất cạnh tranh trên thị trường toàn cầu với mức độ an toàn tương đối cao và giá cả phải chăng và chi phí xây dựng các lò phản ứng có thể giảm bớt 20% sau khi hoàn thiện được năng lực sản xuất hàng loạt.
Theo ước tính của Ủy ban Năng lượng Quốc gia Trung Quốc, sự tiêu thụ điện năng tính theo đầu người tại Trung Quốc sẽ đạt 5.000 kWh trong năm nay. Như vậy, chỉ riêng lò phản ứng Guo He 1 cũng có thể đáp ứng nhu cầu điện năng của 22,8 triệu dân với công suất hàng năm lên tới 11,4 tỷ kWh.
Theo L’Express, với 48 lò phản ứng nguyên tử, Trung Quốc đang theo sát nút Pháp (56 lò), và đây là mặt hàng xuất khẩu mới. Tại Pakistan, 2 lò Hoa Long đang được Trung Quốc xây dựng và sẽ có thêm 3 lò nữa, Argentina cũng là khách hàng tương lai của Trung Quốc. Với giá thành rất cạnh tranh, Bắc Kinh đang dòm ngó cả châu Âu, nhưng nguyên tử vẫn là lĩnh vực nhạy cảm nên có nguy cơ sẽ phải chịu chung số phận như 5G của Huawei.