发布时间:2025-01-27 15:36:18 来源:88Point 作者:La liga
Quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam đã lên tới 83,ịtrườngtráiphiếubằngđồngnộitệcủaViệtNamtăngtrưởtỷ số bình định6 tỷ USD
Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á cho thấy, dù quan ngại về lạm phát toàn cầu đang gia tăng, thị trường trái phiếu của khu vực Đông Á mới nổi (bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) đã tăng trưởng 3,4% trong quý III/2021 lên tới 21,7 nghìn tỷ USD.
Trái phiếu chính phủ vẫn là phân khúc chủ đạo, tăng 3,9% so với quý trước lên 13,6 nghìn tỷ USD. Thị trường trái phiếu của các thành viên ASEAN - với nhiều quốc gia trong số đó đã hứng chịu đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19 do biến thể Delta - tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,9 nghìn tỷ USD trong quý III, so với mức tăng trưởng 12,6% của Trung Quốc và 7,6% của Hàn Quốc.
Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã tăng tốc ở mức 8,1%. Ảnh TL minh họa |
Các chuyên gia của ADB đã chỉ ra rằng, tăng trưởng thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam đã tăng tốc ở mức 8,1% so với quý trước, làm tăng quy mô thị trường lên tới khoảng 83,6 tỷ USD. Tăng trưởng hàng năm giảm còn 23,5%. Việc mở rộng nguồn cung trái phiếu tổng thể được cho là do trái phiếu chính phủ phục hồi từ mức suy giảm trong quý trước và trái phiếu doanh nghiệp duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Trái phiếu chính phủ tăng 4,2% so với quý trước lên trên 62,1 tỷ USD vào cuối tháng 9. Trong khi đó, hoạt động phát hành sôi động trong khu vực doanh nghiệp đã thúc đẩy mức tăng trưởng theo quý đạt 21,5% của phân khúc này, mặc dù tốc độ này chậm hơn so với quý II/2021. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành tại Việt Nam đã tăng lên 21,4 tỷ USD.
Theo báo cáo của ADB, thị trường trái phiếu các nước ASEAN đã cho thấy năng lực thị trường vững vàng trong đại dịch, thể hiện rõ qua lãi suất trái phiếu thấp trong bối cảnh thị trường mở rộng nhanh chóng. Các định chế tài chính trong nước, nhất là các ngân hàng đang neo giữ cho thị trường trái phiếu vận hành ổn định.
Đồng thời, một số ngân hàng trung ương ASEAN đã tạo thuận lợi cho tính thanh khoản của thị trường và tài trợ của chính phủ thông qua các chương trình mua sắm tài sản. Trái phiếu trung và dài hạn chiếm phần lớn lượng trái phiếu đang lưu hành trên các thị trường trái phiếu ASEAN, hàm ý một cơ cấu tài chính tương đối ổn định.
Giảm bớt tính thích ứng để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát
Cũng theo các chuyên gia của ADB, các thị trường trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN cùng với Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản và Hàn Quốc đã đạt tổng giá trị 388,7 nghìn tỷ USD, vẫn là thị trường trái phiếu bền vững khu vực lớn nhất sau thị trường châu Âu và chiếm tới 19,2% các thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu, tính tới cuối tháng 9.
Trái phiếu xanh, trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững lần lượt chiếm 71,6%, 13,0% và 15,3% tổng lượng trái phiếu bền vững đang lưu hành của khu vực này. Khi thị trường khu vực phát triển, nền tảng của các đơn vị phát hành cũng được đa dạng hóa, từ chỗ chỉ trong khu vực tài chính đã chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác.
Tại báo cáo giám sát trái phiếu châu Á lần này, ADB nhận định, lãi suất trái phiếu tăng, các đồng tiền suy yếu và phí bảo hiểm rủi ro tăng cao trong bối cảnh lạm phát toàn cầu gia tăng và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ thông báo sẽ hạn chế mua trái phiếu bắt đầu từ tháng 11/2021.
Quyền chuyên gia kinh tế trưởng của ADB - ông Joseph Zveglich Jr. chia sẻ, triển vọng kinh tế vĩ mô đáng khích lệ và lập trường chính sách thích ứng đang hỗ trợ các điều kiện tài chính của khu vực. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương trong khu vực có thể cần phải giảm bớt tính thích ứng để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát và bắt kịp với những thay đổi chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ.
“Khả năng xảy ra một “cơn thịnh nộ của thị trường khi các gói kích thích bị rút lại” (taper tantrum) là hạn chế do định hướng trong lập trường của Cục Dự trữ liên bang đã được thông tin rõ ràng và những nền tảng kinh tế của khu vực vẫn rất mạnh mẽ” – ông Joseph Zveglich Jr. nhấn mạnh.
Báo cáo Giám sát trái phiếu châu Á cũng phân tích sự khác biệt về giá và lãi suất giữa trái phiếu xanh có dán nhãn và trái phiếu xanh không dán nhãn. Nghiên cứu gần đây cho thấy các nhà đầu tư sẽ trả nhiều tiền hơn cho các trái phiếu xanh được dán nhãn hoặc được chứng nhận, có công bố thông tin tốt hơn và rủi ro uy tín thấp hơn.
Báo cáo cũng phân tích về tình trạng bùng phát biến thể Delta và tốc độ tiêm chủng không đồng đều đã làm chậm và dẫn đến sự khác biệt trong quá trình phục hồi kinh tế khu vực. Đồng thời cảnh bảo khả năng lặp lại "cơn thịnh nộ của thị trường khi các gói kích thích bị rút lại" và rủi ro đối với triển vọng hiện tại, bao gồm sự không chắc chắn tiếp tục do đại dịch, việc triển khai tiêm chủng chậm ở các nước đang phát triển và gián đoạn chuỗi cung ứng./.
相关文章
随便看看