【keo malaisia】Chứng khoán tuần: Thanh khoản ngày càng giảm, lỗi do đâu?
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 16:15:29 评论数:
Tuy nhiên việc tăng giảm điểm số không hẳn là quan trọng. Yếu tố đang gây mệt mỏi trên thị trường chính là thanh khoản. Mức độ suy giảm của thanh khoản là quá nhanh và bất ngờ,ứngkhoántuầnThanhkhoảnngàycànggiảmlỗidođâkeo malaisia rất khó tìm kiếm lý do bên ngoài để lý giải.
Theo thống kê, mức giao dịch trung bình phiên thông qua khớp lệnh trong tuần qua đã tụt xuống ngưỡng thấp nhất kể từ tuần cuối tháng 1/2019 với 2.559,3 tỷ đồng/phiên. Thời điểm so sánh thật ra cũng không hoàn toàn hợp lý vì tuần cuối tháng 1/2019 là tuần ngay trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán và nhà đầu tư thường không giao dịch nhiều. Nếu bỏ qua yếu tố mùa vụ thì mức giao dịch tuần qua đã là thấp nhất cả năm 2019.
Mức giao dịch bao gồm cả thỏa thuận tuần qua cũng chỉ đạt 3.320,5 tỷ đồng, thấp nhất kể từ tuần giữa tháng 1/2019. Giao dịch thỏa thuận thường không chính xác và không có tính ổn định hàng ngày. Tuy nhien ngay cả các thỏa thuận lớn cũng vắng bóng là điều phải suy nghĩ.
Thanh khoản sụt giảm lẽ đương nhiên là do nhà đầu tư không giao dịch nhiều. Các quan điểm thị trường thuần túy thường đổ lỗi cho nhà đầu tư sợ hãi quá mức, hay các “nhà tạo lập” bỏ rơi thị trường. Thế nhưng không có gì chứng minh rằng thị trường Việt Nam có “nhà tạo lập” nào cả, cũng như chẳng ai có thể bắt người khác buộc phải giao dịch hàng ngày nhiều chỉ để tăng thanh khoản.
Nếu nhìn qua giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài thì cũng thấy sự sụt giảm đáng kể. Lấy ví dụ ở HSX, tuần qua khối này giải ngân 1.769 tỷ đồng với cổ phiếu (bao gồm cả khớp lệnh và thỏa thuận) trong khi tuần trước là 2.216 tỷ đồng và tuần trước nữa là 2.872 tỷ đồng. Giao dịch bán ròng với khớp lệnh thì đã kéo dài sang tuần thứ 6 liên tục. Tuần qua khối này chuyển hướng sang mua ròng 299 tỷ đồng thì AST thỏa thuận đã là 282 tỷ đồng.
Thanh khoản của S&P 500 đã sụt giảm liên tục 5 tuần gần đây. |
Việc thanh khoản giảm liên tục gần đây là bao gồm sự sụt giảm của cả hai khối nhà đầu tư, trong lẫn ngoài nước. Thậm chí nếu nhìn vào giao dịch của S&P 500 trên thị trường Mỹ, thanh khoản cũng đang sụt giảm sang tuần thứ 5 liên tục và đang ở mức thấp nhất trong vòng 9 tuần. Chỉ số DJIA cũng sụt giảm thanh khoản đã 5 tuần gần đây. Nasdaq giảm thanh khoản sang thuần thứ 4... Diễn biến khá đồng nhất này cho thấy tình trạng sụt giảm thanh khoản đang diễn ra ở cấp độ thế giới.
Việc thị trường thanh khoản quá yếu dẫn đến diễn biến không rõ ràng. Thay vì đổ lỗi tình trạng trồi sụt hiện tại cho thanh khoản thấp, có lẽ điều hợp lý hơn là suy nghĩ ngược lại: Thanh khoản thấp đang thể hiện quan điểm của số đông nhà đầu tư với thị trường. Nếu cảm thấy thị trường rủi ro, nhà đầu tư sẽ giảm giao dịch, từ đó thanh khoản thấp. Câu chuyện lúc này không còn là “con gà – quả trứng nữa”, mà thực sự phản ánh một tình trạng bất an.
Mối quan tâm duy nhất của nhà đầu tư trên thị trường là tìm kiếm lợi nhuận. Điều này bao gồm hai yếu tố quan trọng như nhau: Kiếm tiền và giữ tiền. Một phần không nhỏ nhà đầu tư chỉ biết đến một vế là “kiếm tiền”, vì vậy thường giao dịch trong mọi điều kiện thị trường, kết cả lúc thị trường bất lợi vì cho rằng đâu đó vẫn sẽ có cơ hội ở cổ phiếu đi ngược xu hướng. Tuy nhiên nếu nhìn từ góc độ rủi ro và cơ hội sẽ thấy vế “giữ tiền” quan trọng hơn nhiều vì các cơ hội không phải lúc nào cũng tương xứng với rủi ro phải gánh chịu. Thực tế hiển nhiên là kiếm lời trong một thị trường giá lên mạnh mẽ luôn dễ hơn việc đầu cơ ngược xu hướng ở một vài cổ phiếu đơn lẻ. Do đó giữ phần lợi nhuận có được một cách an toàn sẽ làm gia tăng khả năng kiếm tiền nhiều hơn khi cơ hội thuận lợi đến.
Thanh khoản suy giảm những ngày qua chính là xuất phát từ hành động “giữ tiền” của số đông nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn. Đứng ngoài thị trường không nhất thiết là do suy nghĩ bi quan rằng thị trường sẽ lao dốc giảm, mà có thể chỉ là vì cơ hội không rõ ràng, thị trường không có xu hướng đủ mạnh.
Thật vậy, thị trường kể từ đầu tháng 8 tới nay là trạng thái đi ngang và không có xu hướng. Về mặt kỹ thuật, VN-Index bị chặn ở đỉnh cao tháng 7, tương đương 1000 điểm mà trong tháng 8 chỉ số đã không thể vượt qua được. Nhưng thị trường cũng không quá xấu, mức hỗ trợ vào khoảng 960 điểm cũng được thử thách một lần trong tháng 8. Sâu hơn nữa, ngưỡng hỗ trợ 940 điểm đã được thử thách tới 3 lần trong tháng 6.
Với mức đóng cửa tuần qua ở 974 điểm, VN-Index sẽ có hai khả năng chính: Thứ nhất là tăng lên vùng 1.000 điểm hoặc giảm xuống vùng 960 điểm. Kịch bản trung tính là dập dình đi ngang nếu không có thông tin gì xấu hơn. Cả ba tình huống đó đều không đủ lớn để tạo nên một xu hướng nào cả. Các diễn biến trong những kịch bản này cũng chỉ tạo nên dao động trong khoảng T3-T5 và đó chỉ là cơ hội đầu cơ chớp nhoáng rất nhỏ.
Trọng Nghĩa