【ti le so】Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ô tô đang khốn khó
Doanh nghiệp khó
Có thể nói,ệpsảnxuấtkinhdoanhôtôđangkhốnkhóti le so việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải ô tô xe máy theo Quyết định 49/QĐ-TTg ngày 1/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 49) đang tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, NK ô tô, nhất là đối với dòng xe khách, xe tải, xe chuyên dụng.
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, một DN sản xuất ô tô tải trong nước “thở hắt” khi đề cập đến những khó khăn trong hoạt động sản xuất của mình. Đại diện DN này cho biết: Điểm khó nhất với DN hiện nay là không biết “rốt cuộc” lộ trình này sẽ được “quyết” thực hiện ra sao.
Giải thích vì sao rơi vào thế bị động khi QĐ 49 đã ban hành từ năm 2011, DN này cho biết: Cuối năm 2016, động thái của các cơ quan quản lý nhà nước đều cho thấy sẽ “hoãn” không thực hiện theo lộ trình (từ 1/7/2017) do nhiên liệu chưa đáp ứng được. Thông tin từ cuộc họp của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vào tháng 11/2016 (được thể hiện tại văn bản số 398/TB-VPCP ngày 9/12/2017 của Văn phòng Chính phủ) cũng cho thấy sẽ “hoãn” thực hiện đối với xe tải, xe bus; Công văn đề xuất của Bộ Công Thương lấy ý kiến các bộ, ngành cũng cho thấy xu thế “chưa thực hiện”.
Vậy nên các DN đều “yên tâm” từ từ.
Đầu năm 2017, không thấy động tĩnh gì, DN ký hợp đồng mua linh kiện, phụ tùng, vật tư trong nước chưa sản xuất được với các đối tác nước ngoài, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2017, trong số này có động cơ ô tô tiêu chuẩn Euro 2.
Tuy nhiên sản phẩm NK cũng như lắp ráp trong nước “chịu”, không tiêu thụ được khi Cục Đăng kiểm có thông báo báo tạm dừng không cấp phiếu xuất xưởng cho xe đạt mức khí thải Euro 2. Hoạt động sản xuất của các DN bị đình trệ, gây ra nguy cơ mất việc làm cho người lao động.
Không chỉ riêng DN này, từ đầu năm 2017 đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều DN ô tô gần như “đóng băng” để chờ đợi quyết định của Chính phủ cũng như sự triển khai, hướng dẫn của các cơ quan quản lý chức năng. Thực tế này kéo theo những thiệt hại về kinh tế cũng như sự méo mó, bất bình đẳng trong cạnh tranh, kinh doanh ô tô trên thị trường.
Đại diện Công ty ô tô Trường Hải (Thaco) cho biết: Hiện Thaco có 7.000 xe tải đã được đặt hàng nhưng không thể giao xe do không có phiếu xuất xưởng, khiến nhiều khách hàng rất bức xúc.
Cũng tình cảnh tương tự là sản phẩm xe tải (H100) của Công ty CP TĐ Thành Công (Thành Công). DN này hiện đang lắp ráp mẫu xe ô tô tải với động cơ sử dụng nhiên liệu diêzen mức khí thải Euro 2. Trên cơ sở phiếu xuất xưởng sát xi và các thiết kế đã được Cục Đăng kiểm phê duyệt, trong 2 tháng đầu năm nay, DN đã làm thủ tục đóng thùng và xin cấp phiếu xuất xưởng cho 62 khách hàng. Tuy nhiên, từ ngày 6/3, Cục Đăng kiểm báo tạm dừng không cấp phiếu xuất xưởng đóng thùng cho mẫu xe này với lý do xe đạt tiêu chuẩn khí thải mức 2. Trong khi đó toàn bộ số xe ô tô này đã hoàn thiện và xin phiếu xuất xưởng từ tháng 11/2016.
Được biết, hiện Thành Công còn 366 xe ô tô sát xi tải đang chờ cấp phiếu xuất xưởng đóng thùng, đây là khối tài sản lớn nếu chậm giao xe cho khách hàng sẽ thiệt hại rất lớn về kinh tế, ảnh hưởng uy tín cũng như sản xuất kinh doanh của DN.
Cơ quan quản lý càng làm khó
Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, điểm khiến các DN bức xúc nhất chính là không biết rốt cuộc QĐ 49 sẽ thực hiện thế nào.
Thông báo số 389/TB-VPCP (ngày 9/12/2016) cho thấy sẽ lùi thời điểm thực hiện (đối với xe du lịch, xe bus sử dụng động cơ diêzen vào năm 2018, xe tải sử dụng động cơ diêzen vào năm 2022). Theo đó, các DN sản xuất, NK ô tô đã ký hợp đồng mua ô tô; linh kiện, phụ tùng, vật tư trong đó động cơ ô tô tiêu chuẩn khí thải mức 2.
Ngày 13/3/2017 Văn phòng chính phủ có văn bản (số 126/TB-VPCP) thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ với nội dung “Giữ nguyên lộ trình” theo QĐ 49. Tuy nhiên “Riêng ô tô chạy bằng nhiên liệu diêzen cho phép thực hiện đến 31/12/2017”.
Nhưng chỉ một ngày sau đó, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) lại có văn bản (số 2627/BGTVT-MT ngày 14/3/2017) đề xuất thời hạn lại thực hiện đối với ô tô, động cơ ô tô chạy bằng diêzen là “từ ngày 31/3/2017”.
Nội dung đề xuất này của Bộ GTVT khiến các DN sản xuất lắp ráp ô tô lại một lần nữa “giật mình, lo lắng, hốt hoảng”. Rõ ràng Thủ tướng vừa chỉ đạo cho “đến 31/12/2017”, nay Bộ GTVT lại kiến nghị chỉ đến “31/3/2017”.
Ngay lập tức ngày 16/3/2017, đơn kiến nghị của 9 DN nhập khẩu ô tô được gửi tới Thủ tướng Chính phủ với nội dung cho rằng đề xuất của Bộ GTVT sẽ “gây khó khăn cho DN”.
Cụ thể các DN cho biết: Từ cuối năm 2016 đến 31/3/2017, các DN đã đặt một số lượng lớn sản phẩm, đề xuất của Bộ GTVT chỉ “cho hơn 10 ngày” khiến các DN không kịp NK hết số lượng hàng hóa đã ký hợp đồng. Nếu không nhận hàng, DN sẽ mất tiền đặt cọc (từ 5-10% giá trị hợp đồng), gây thiệt hại lớn về kinh tế.
Mặt khác theo quy định của cơ quan Hải quan, DN chỉ được mở tờ khai NK khi có số đăng ký kiểm tra do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp, nhưng từ 1/3/2017 đến nay Cục Đăng kiểm Việt Nam tạm thời không cấp số đăng ký kiểm tra, nên dù đã đặt xe, DN cũng không thể NK xe vào Việt Nam trước ngày 31/3/2017 theo yêu cầu của Bộ GTVT được. Các DN hiện gần như đóng băng toàn bộ hoạt động kinh doanh, thiệt hại cho sản xuất trong nước là rất lớn.
Kiến nghị lên Thủ tướng, các DN cho biết: Từ đầu năm 2017 đến nay, do chưa có hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện lộ trình khí thải theo QĐ 49 nên cộng đồng DN nhập khẩu ô tô rất lúng túng trong hoạch định kế hoạch, kinh doanh đình trệ, nhiều DN đứng trước nguy cơ phá sản.
Có thể nói đề xuất của Bộ GTVT , một lần nữa, làm khó các DN. Một câu hỏi được đặt ra là vì sao Bộ GTVT lại có đề xuất như vậy, khi mà chính cơ quan này, báo cáo Thủ tướng đã khẳng định “Đến thời điểm hiện nay, nhiên liệu diêzen đạt chất lượng mức 4 vẫn chưa có trên thị trường” và đề xuất “Giao cho Bộ Công Thương chỉ đạo các doanh nghiệp NK xăng dầu khẩn trương cung ứng dầu diêzen đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mức 4 trên thị trường trong quý II/2017”.
Hơn ai hết cơ quan này hiểu rất rõ nếu nhiên liệu đầu vào không đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến kỹ thuật xe cũng như lợi ích của người sử dụng ra sao. Trong khi hiện trên thị trường hoàn toàn chưa có nhiên liệu diêzen mức 4, việc đề xuất NK ô tô và động cơ ô tô đạt mức 4 (vào thời điểm từ 31/3/2017) sẽ không đạt được mục tiêu đề ra về tiêu chuẩn khí thải cũng như “làm khó” cho DN và người tiêu dùng.
Những khó khăn, thiệt hại về kinh tế, sự đình trệ trong sản xuất, sự “rối loạn” trên thị trường mà các DN sản xuất, kinh doanh, NK ô tô đang gặp phải do sự thiếu chủ động trong việc thực hiện lộ trình khí thải mới đã và đang hiện hữu. Trong bối cảnh này, điều các DN mong muốn đó là sự nhất quán, khẩn trương và hợp lý của các cơ quan quản lý trong việc triển khai thực hiện quyết định này.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/904b791238.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。