【đội hình real betis】Lối thoát nào cho Thỏa thuận Hòa bình ở Colombia
Một trong những nguyên nhân chính là tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu rất thấp: Trong tổng số gần 35 triệu cử tri Colombia,ốithoátnàochoThỏathuậnHòabìnhởđội hình real betis chỉ có chưa tới 13 triệu người tham gia bỏ phiếu. Chính phủ Colombia đã mắc sai lầm trong việc chỉ tập trung tuyên truyền về thành công của cuộc đàm phán hòa bình mà lơ là công tác vận động người dân đi bỏ phiếu.
Ngay sau khi kết quả được công bố, đã có nhiều tiếng nói cảnh báo rằng Chính phủ Colombia sẽ phải tái hợp đoàn đàm phán của mình, trong đó có sự hiện diện của những ý kiến phản đối bản thỏa thuận hòa bình nói trên. Tuy nhiên liệu Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos có chấp nhận bắt tay với người tiền nhiệm Alvaro Uribe hiện đang là đối thủ lớn nhất trên chính trường Colombia, hay sẽ né tránh và "đi đường vòng" trong tiến trình hòa bình mà ông đã đặt cược nhiều vốn liếng chính trị?
Cựu Chánh án Augusto Ibanez lại cho rằng lối thoát tốt nhất là thành lập một Quốc hội lập hiến với sự tham gia của tất cả các nhân tố đúng như yêu cầu ban đầu của cả nhóm du kích tả khuynh lẫn phái cực hữu của ông Uribe. Nhưng hiện có yếu tố phức tạp là nhiều phần của thỏa thuận hòa bình nói trên (vốn đang được triển khai như việc giao nộp vũ khí hay giải ngũ những trẻ vị thành niên trong FARC) sẽ phải tạm đình lại.
Cesar Rodriguez, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu luật DeJusticia nhận định rằng, theo phán quyết của Tòa án Hiến pháp, kết quả cuộc trưng cầu dân ý chỉ có tính chất ràng buộc đối với Tổng thống, trong khi vẫn để ngỏ cánh cửa cho Quốc hội, các tòa án và thậm chí là thủ lĩnh của các nhóm vận động cho lựa chọn phản đối, lấp vào khoảng trống chính trị đó và quyết định tương lai của thỏa thuận hòa bình cuối cùng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc: thay vì đoàn kết mọi người, cuộc trưng cầu dân ý nói trên đã đi ngược lại mọi dự đoán và làm phân cực chính trị Colombia.
Trong hoàn cảnh này, tất cả nội dung đã nhất trí tại La Habana trong hơn 40 vòng đàm phán vừa qua trên thực tế đã không còn hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên, hai bên đàm phán chắc chắn sẽ không từ bỏ nỗ lực. Nếu cuộc ngừng bắn song phương vẫn được duy trì, ít nhất chiến sự sẽ không bùng phát và dần dần, với sự tham gia của những người vừa bỏ phiếu "nói không", con đường tiến tới hòa bình ở Colombia sẽ lại được tiếp nối.