【kq kasimpasa】Cần sự quan tâm của chính quyền địa phương để thúc đẩy hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng

时间:2025-01-10 21:38:51 来源:88Point
can su quan tam cua chinh quyen dia phuong de thuc day hoat dong quy bao lanh tin dungChưa bố trí được kinh phí hỗ trợ DNNVV do nguồn lực hạn chế
can su quan tam cua chinh quyen dia phuong de thuc day hoat dong quy bao lanh tin dungCơ chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
can su quan tam cua chinh quyen dia phuong de thuc day hoat dong quy bao lanh tin dungĐể quỹ bảo lãnh tín dụng đến được với DN nhỏ
can su quan tam cua chinh quyen dia phuong de thuc day hoat dong quy bao lanh tin dung
Quy mô của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa còn nhỏ do nhiều địa phương chưa có nguồn lực để bố trí vốn điều lệ cho Quỹ; . Ảnh: internet.

Trong kiến nghị gửi về Văn phòng Quốc hội,ầnsựquantâmcủachínhquyềnđịaphươngđểthúcđẩyhoạtđộngQuỹbảolãnhtíndụkq kasimpasa cử tri TPHCM đề nghị Chính phủ cần có cơ chế hỗ trợ tiếp cận vốn thông qua bảo lãnh của Quỹ bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thay mặt Chính phủ giải đáp kiến nghị này, Bộ Tài chính cho biết, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại địa phương được thành lập và triển khai từ năm 2001 theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong đó, đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung mới, tạo điều kiện tốt hơn, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh như các quy định về tài sản bảo đảm, phí bảo lãnh, điều kiện bảo lãnh, lĩnh vực bảo lãnh,...

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 34 nói trên, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều Thông tư có liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hướng dẫn cơ chế xử lý rủi ro của Quỹ... Các bộ, ngành cũng đã ban hành quy định liên quan đến vấn đề này.

Theo thống kê, tính đến ngày 31/12/2019, cả nước có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo mô hình hoạt động độc lập hoặc ủy thác cho Quỹ tài chính nhà nước tại địa phương với tổng nguồn vốn là 1.450,6 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương cấp là 1.288,8 tỷ đồng; vốn góp của các tổ chức, hiệp hội ngành nghề là 171,8 tỷ đồng.

Doanh số bảo lãnh lũy kế các Quỹ ước đạt khoảng 4.346 tỷ đồng, các dư nợ cam kết bảo lãnh của các Quỹ ước đạt 228 tỷ đồng, số trả nợ thay ước khoảng 36 tỷ đồng. Nguồn vốn này đã góp phần hỗ trợ hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bộ Tài chính cũng cho biết, hoạt động bảo lãnh tín dụng tại các Quỹ bảo lãnh tín dụng thời gian qua đã có một số kết quả tích cực; đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa được bảo lãnh để vay vốn các tổ chức tín dụng tăng qua từng năm.

Nhiều doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay thông qua hoạt động bảo lãnh đã góp phần nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, hỗ trợ tốt hơn trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Song, bên cạnh những kết quả đó, qua báo cáo hoạt động của các Quỹ bảo lãnh tín dụng cũng phát sinh một số khó khăn, vướng mắc.

Có thể kể đến như, quy mô của Quỹ còn nhỏ do nhiều địa phương chưa có nguồn lực để bố trí vốn điều lệ cho Quỹ; năng lực tài chính, quản trị điều hành các Quỹ còn hạn chế; quy trình nghiệp vụ trong công tác thẩm định hồ sơ, kiểm tra, giám sát, thu hồi các khoản nhận nợ bắt buộc còn chưa hoàn thiện; một số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đủ điều kiện để được cấp bảo lãnh, hạn chế về công tác kế toán, năng lực tài chính, quản trị rủi ro...; sự phối hợp giữa một số Quỹ bảo lãnh tín dụng và các ngân hàng thương mại còn chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả.

Do đó, Bộ Tài chính cho rằng, để thúc đẩy hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương, cần có sự chỉ đạo, quan tâm của chính quyền địa phương về nguồn lực tài chính, phát triển năng lực, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao công tác kế toán, năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro cho Quỹ bảo lãnh tín dụng và các doanh nghiệp nhỏ và vừa để đáp ứng được yêu cầu.

推荐内容