【slna vs bình định】2.010 tỷ đồng cải tạo đường sắt Bắc – Nam; cấp chủ trương đầu tư nhiều dự án điện mặt trời, điện gió
Hải Phòng nghiên cứu đầu tưxây dựng cầu Rào 3 UBND thành phố Hải Phòng đang tiến hành việc nghiên cứu xây dựng cầu Rào 3,ỷđồngcảitạođườngsắtBắc–Namcấpchủtrươngđầutưnhiềudựánđiệnmặttrờiđiệngióslna vs bình định và tuyến đường trục đô thị nối từ quận Lê Chân qua quận Dương Kinh đến Đồ Sơn. Theo đó, việc đầu tư xây dựng Cầu Rào 3 và tuyến đường trục đô thị nối từ quận Lê Chân qua Dương Kinh đến tận Đồ Sơn sẽ hình thành nên trục đô thị mới hỗ trợ cho đường tỉnh 353, tạo không gian đô thị hiện đại, kết nối với khu vực phía Nam và Đông Nam thành phố. Các dự ántrên cùng với Tuyến đường bộ ven biển kéo dài gần 30 km bắt đầu từ nút giao đường tỉnh 353 (quận Đồ Sơn) chạy qua địa phận các huyện Kiến Thụy, Tiên Lãng (Hải Phòng và đấu nối vào quốc lộ 37 thuộc địa phận huyện Thái Thụy (Thái Bình), sẽ tạo ra một cửa ngõ giao thông mới của thành phố Hải Phòng, giúp lưu thông hàng hóa giữa khu vực phía Nam với cảng Lạch Huyện và các tỉnh duyên hải. Đại diện Tư vấn Tedi cho biết, nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Rào 3 và tuyến đường trục đô thị có chiều dài gần 15 km, có điểm đầu từ đường Bùi Viện, quận Lê Chân đến điểm cuối là quận Đồ Sơn, kết nối với tuyến đường ven biển. Tuyến đường này song song với đường tỉnh 353 và cách nhau khoảng 1 km, mặt cắt tuyến rộng 50,5 m. Đối với công trình cầu Rào 3, đơn vị tư vấn đưa ra 4 phương án thiết kế là công trình vĩnh cửu, kiến trúc hiện đại, quy mô 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ... Tại cuộc họp ngày 27/11 với các sở ban ngành có liên quan, ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng đã nêu rõ, Nghị quyết 45 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI xác định cải tạo, chỉnh trang đô thị là một trong những nội dung đặc biệt quan trọng, trong đó phát triển đô thị được xác định là một trong những bước đột phá. Nên việc nghiên cứu xây dựng cầu Rào 3 và tuyến đường trục đô thị nhằm thực hiện chỉnh trang đô thị. Đối với xây dựng cầu Rào 3 phải nằm trong tổng thể kiến trúc của các cây cầu bắc qua sông Lạch Tray, có tính nghệ thuật và thẩm mỹ cao. Ông Thọ cũng đề nghị đơn vị Tư vấn Tedi cần nghiên cứu bổ sung thêm mặt cắt tuyến đường trục là 60m, hiện đang đề xuất là 50,5 m để phù hợp với định hướng phát triển đô thị của Hải Phòng trong tương lai. Đồng thời, cần cập nhật đồng nhất quy hoạch của các địa phương nơi dự án đi qua, rà soát lại toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các khu tái định cư. Giao Sở Xây dựng đẩy nhanh tiến độ xây dựng Quy hoạch chung của thành phố; Sở Giao thông vận tải lập chủ trương đầu tư Dự án, phối hợp cùng đơn vị tư vấn, Ban Quản lý dự án để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu toàn tuyến. Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội khẩn trương bố trí trụ sở làm việc cho NIC Theo Nghị quyết số 169/NQ-CP được Thủ tướng ký ban hành hồi giữa tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Thành phố Hà Nội khẩn trương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chínhđẩy nhanh việc bố trí trụ sở làm việc phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 2/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg nêu trên, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hoạt động theo cơ chế tự chủ. NIC thực hiện hỗ trợ, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học và công nghệ. Tại Quyết định này, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia có trụ sở tại Hà Nội, cơ sở hoạt động tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc hỗ trợ hoàn tất các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng và hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đồng thời, giao UBND Thành phố Hà Nội hỗ trợ về địa điểm, thủ tục đầu tư, xây dựng cơ sở hoạt động của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Hà Nội. Được biết, trụ sở làm việc này ban đầu được dự kiến đặt khu vực phố Núi Trúc - Trần Huy Liệu. Tuy nhiên, do phương án này gặp một số vướng mắc nên UBND TP. Hà Nội đã đưa ra một số phương án địa điểm khác, song đến nay việc bố trí trụ sở cho NIC vẫn chưa được thực hiện. Phát biểu tại Diễn đàn Vietnam Venture Summit 2020 gần đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Nghị quyết số 52 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đã khẳng định chủ trương phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lấy doanh nghiệplàm trung tâm. Riêng đối với TP. Hà Nội, đây cũng là lĩnh vực được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, sau khi ông Chu Ngọc Anh - người có nhiều năm công tác và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học công nghệ được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND TP. Hà Nội. Do đó, các dự án liên quan đến công nghệ, đổi mới sáng tạo, trong đó có dự án của NIC được kỳ vọng sẽ sớm đi vào triển khai. Đối với cơ sở tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, được biết, NIC đang thúc đẩy hoàn thiện các thủ tục pháp lý và dự kiến khởi động dự án vào tháng 12/2020 tới đây. Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Trung tâm dự kiến xây dựng cơ sở với tổng diện tích sử dụng 35.000 m2 sẽ là nơi quy tụ các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn trong và ngoài nước, nơi cung cấp các phòng lab nghiên cứu, thử nghiệm sản phẩm theo chuẩn mực quốc tế nhằm đem đến điều kiện hạ tầng tốt nhất cho nghiên cứu phát triển các ý tưởng công nghệ. Theo Nghị định số 94/2020/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách ưu đãi đối với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, tự động hóa và các doanh nghiệp khác có liên quan được ưu tiên, khuyến khích đặt văn phòng, bộ phận nghiên cứu và phát triển trong Trung tâm để phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong Trung tâm. Dự án đầu tư của cá nhân khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động tại Trung tâm sẽ được hưởng các ưu đãi về tín dụng, nhận tài trợ, hỗ trợ, bảo lãnh vốn vay... Đầu tư 19 triệu USD nâng cấp Quốc lộ 9 từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 Bộ GTVT vừa có công văn đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9 đoạn từ Cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị được sử dụng vốn dư của Dự án “Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam”, vốn vay Ngân hàngThế giới (Dự án VRAMP). Theo đó, đoạn tuyến Quốc lộ 9 được đề xuất đầu tư có điểm đầu tại cảng Cửa Việt, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh; điểm cuối dự án tại Km13+800 (Giao với Quốc lộ 1 tại Km754+042, ngã tư Sòng, xã Thanh An, huyện Cam Lộ) thuộc địa phận tỉnh Quảng Trị với chiều dài tuyến khoảng 13,8 km. Dự án sẽ tiến hành nâng cấp, mở rộng đoạn Quốc lộ 9 nói trên đạt quy mô đường cấp II, 4 làn xe, bề rộng mặt cắt ngang 28m, mặt đường rộng 24m, giải phân cách giữa 3m. Quy mô đầu tư không bao gồm hạng mục vỉa hè, cây xanh theo đề xuất của UBND tỉnh Quảng Trị. Theo tính toán của Bộ GTVT, kinh phí đầu tư Dự án dự kiến là 19,05 triệu USD tương đương 440,38 tỷ đồng, trong đó vốn ODA 16,75 triệu USD tương đương 387,31 tỷ đồng; vốn đối ứng 2,3 triệu USD tương đương 53,07 tỷ đồng (chi trả cho thuế, thẩm tra, bảo hiểm...) từ phần vốn dư của Dự án VRAMP. Tổng kinh phí đầu tư nêu trên không bao gồm chi phí đền bù, GPMB do UBND tỉnh Quảng Trị cam kết thực hiện và sẽ được thực hiện thành một dự án riêng. Được biết, Quốc lộ 9 là tuyến đường chạy theo hướng Đông - Tây từ Cửa Việt đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị), chiều dài 97km, trong đó đoạn từ cảng Cửa việt đến Quốc lộ 1 có chiều dài 13,8km. Quốc lộ 9 cũng thuộc tuyến đường Xuyên Á (AH16), là một trong các trục giao thông huyết mạch từ Đông sang Tây có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội, an ninh - quốc phòng của tỉnh Quảng Trị nói riêng, khu vực Bắc miền Trung nói chung; là tuyến giao thông huyết mạch kết nối Việt Nam với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar. Hiện nay, trên tuyến có nhiều xe tải trọng lớn vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng Cửa Việt đi Lào, Campuchia, Thái Lan. Đặc biệt, vào các mùa lễ hội, du lịch, du khách tập trung về bãi tắm Cửa Việt dẫn đến nhu cầu giao thông tăng đột biến, trong điều kiện một số vị trí mặt đường đã bị hư hỏng, rạn nứt lún cục bộ gây đọng nước tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Ngoài ra, Quốc lộ 9 cùng với Quốc lộ 49C, đường tránh phía Bắc Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh nhánh Đông tạo thành chuỗi di tích phục vụ du lịch hoài niệm, tâm linh gồm: Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn - Tượng đài chiến thắng Cửa Việt - Thành Cổ Quảng Trị. Do vai trò quan trọng của tuyến đường nên nhu cầu vận tải trên Quốc lộ 9 đoạn từ Quốc lộ 1 đến cảng Cửa Việt ngày càng tăng nên việc đầu tư nâng cấp, mở rộng đoạn tuyến Quốc lộ 9 là cần thiết. Bên cạnh đó, tuyến Quốc lộ 9 đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1 nằm trên địa phận tỉnh Quảng Trị thuộc khu vực miền Trung nên về mục tiêu cơ bản phù hợp với Dự án VRAMP nhưng có phạm vi nằm ngoài Dự án VRAMP. Do đó, việc sử dụng vốn dư của Dự án VRAMP được đề xuất thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 47 của Nghị định số 56/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020. Hiện WB đã ghi nhận đề xuất của Bộ GTVT về việc sử dụng khoản vốn dư 17 triệu USD cho các đoạn tuyến khác để tăng cường kết nối, phát triển kinh tế và thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 với lưu ý thực hiện việc điều chỉnh dự án nếu WB nhận được đề nghị chính thức vào tháng 11/2020. Dự án VRAMP có tổng mức đầu tư là 301,7 triệu USD (trong đó vốn vay IDA của WB là 250 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) là 1,7 triệu USD và đối ứng của Chính phủ là 50 triệu USD). Dự án có mục tiêu ban đầu là nghiên cứu, phát triển hệ thống quản lý tài sản đường bộ cho mạng lưới đường bộ Việt Nam; hoàn thiện hệ thống pháp lý về hợp đồng xây dựng dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện (hợp đồng PBC); xây dựng bảo trì theo hình thức hợp đồng truyền thống và xây dựng bảo trì theo hình thức hợp đồng PBC cho một số tuyến quốc lộ huyết mạch kết nối các vùng kinh tế trọng điểm khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, gồm: Quốc lộ 2, 6 và 48; xây dựng nâng cấp một số tuyến quốc lộ huyết mạch kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm: Quốc lộ 38B, 38 và 39. Tại thời điểm tháng 10/2020, trên cơ sở rà soát tính toán giá trị dự kiến quyết toán các hợp đồng đã hoàn thành và đang thực hiện cũng như dự kiến chi phí cho các hạng mục đầu tư bổ sung đã được phê duyệt chủ trương đầu tư thì Dự án VRAMP vẫn còn dư vốn ODA (nguồn vốn IDA của WB). Vốn FDI từ Trung Quốc hướng đến địa bàn mới Dư địa thu hút FDI từ Trung Quốc của các địa bàn công nghiệp trọng điểm phía Bắc đã cạn, nay sân chơi thu hút FDI Trung Quốc hướng về các địa phương khác. GoerTek Electronics của Trung Quốc là tập đoàn tiến hành triển khai chiến lược toàn cầu khá sớm. Thâm nhập thị trường Việt Nam từ năm 2013 với việc đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao tại Quế Võ (Bắc Ninh). Ông Túc Thủ Vinh, Tổng giám đốc Công ty GoerTek Electronics Việt Nam cho biết: “Qua nhiều năm phát triển, quy mô nhân sự tại GoerTek Electronics Việt Nam đã tăng lên vài chục vạn lao động. GoerTek Electronics không ngừng mở rộng đầu tư, trong vòng 2-3 năm tới, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô tại Việt Nam”. Cũng theo ông Túc Thủ Vinh, những nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, nhất là từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO và tiến hành xây dựng và thực thi các quy định liên quan đến pháp luật đầu tư và kinh doanh cho phù hợp với hội nhập, đã giúp các doanh nghiệp FDI, trong đó có GoerTek Electronics đạt được nhiều thành tựu. Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam và Trung Quốc cùng tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), cho thấy mức độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn. “Cạnh tranh Trung - Mỹ gia tăng đã tạo ra những thách thức đối với doanh nghiệp Trung Quốc, bởi vậy nhiều doanh nghiệp Trung Quốc phải điều chỉnh chính sách đầu tư, phải ra nước ngoài để xây dựng nhà xưởng. Trong đó, Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn vào thời điểm này”, đại diện GoerTek Electronics nhấn mạnh tại Tọa đàm hợp tác đầu tư Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới, tổ chức giữa tuần này tại Hà Nội. Theo đánh giá của ông Đỗ Văn Sử, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chất lượng dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc trong giai đoạn năm 2006 - 2007 chưa cao, có nhiều dự án đầu tư quy mô nhỏ và dây chuyền công nghệ lạc hậu, dẫn tới năng suất thấp. Song, giai đoạn hiện nay, dòng vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam để tận dụng chi phí thấp và độ mở cao của nền kinh tế Việt Nam nhằm đưa hàng hóa thâm nhập các thị trường mà Việt Nam có ký kết hợp tác, thì xu hướng đầu tư hàm lượng công nghệ thấp của Trung Quốc giảm rất nhanh vì không thể đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa đi các thị trường yêu cầu cao mà Việt Nam ký hiệp định thương mại, cũng như chất lượng hàng hóa cung ứng trong chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam. Theo TS. Trần Toàn Thắng, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF), Covid-19 là xung lực đẩy nhanh xu hướng mở rộng bên ngoài Trung Quốc. Nhưng chuyên gia này lưu ý rằng, việc dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các nước lân cận là không hề dễ dàng, bởi những rào cản về hạ tầng, mức độ sẵn sàng tiếp nhận của người lao động đối với công nghệ, chưa kể tổng chi phí lao động của các nước đó không thấp hẳn so với Trung Quốc. Bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, hợp tác đầu tư song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ. Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đóng vai trò quan trọng trọng “vòng tuần hoàn bên ngoài” của kinh tế Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam chỉ một phần là muốn tận dụng lao động giá rẻ, còn chủ yếu bởi Việt Nam có độ mở kinh tế rất cao. Kim ngạch thương mại của Trung Quốc tương đương khoảng 40% GDP, trong khi tỷ lệ này của Việt Nam là 200% GDP. Với độ mở cao và đặc biệt là các FTA ký kết vừa qua, Việt Nam có lợi thế lớn trong việc xuất khẩu hàng hóa đi các nước đối tác. Đánh giá FDI Trung Quốc vào Việt Nam, ông Thắng cho rằng, kể từ năm 2014 trở lại đây, dòng FDI từ Trung Quốc không chỉ thay đổi về tổng giá trị, mà còn về cấu trúc. Trước đây, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, bất động sản, nhưng sau đó chuyển sang lĩnh vực sản xuất chế tạo nhiều hơn và sản xuất hàng hóa đầu vào cho doanh nghiệp FDI khác, đơn cử lĩnh vực dệt, nhuộm… Nếu nhìn dòng vốn FDI vào Việt Nam thì Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ là con số, mà còn ở tỷ trọng nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI với hàng hóa từ Trung Quốc rất lớn. TS. Nguyễn Quốc Trường, Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhận định, trong thời gian tới, Việt Nam có ưu thế lớn trong hợp tác đầu tư với Trung Quốc so với các quốc gia khác, khi có chung đường biên giới với Trung Quốc nên dễ dàng kết nối với các trung tâm sản xuất công nghiệp của quốc gia 1,4 tỷ dân này. Một số địa phương ở Việt Nam tuy không phải “ngôi sao” về thu hút đầu tư từ Trung Quốc, nhưng ông Trường tin rằng, trong thời gian tới, những địa phương đó có thể trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Đơn cử, tại khu vực trung du miền núi phía Bắc, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh đã ghi điểm tốt về thu hút đầu tư từ Trung Quốc, nhưng đến nay dư địa thu hút đầu tư của các địa phương này đã cạn, kể cả về nguồn lao động và đất đai. Cho nên, những tỉnh, thành phố có thể trở thành những điểm nóng về thu hút đầu tư từ Trung Quốc có thể mở rộng sang Hưng Yên, Phú Thọ, Lạng Sơn, Lào Cai… Theo đánh giá của Viện Chiến lược phát triển, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, hợp tác đầu tư song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn phát triển mạnh mẽ. Tính đến hết tháng 10/2020, Trung Quốc đã có 2,17 tỷ USD vốn đăng ký vào Việt Nam, đứng thứ 3 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấukinh tế, triển khai chiến lược “kinh tế tuần hoàn kép”. Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia đóng vai trò quan trọng trọng “vòng tuần hoàn bên ngoài” của kinh tế Trung Quốc. Đầu tư 2.010 tỷ đồng cải tạo đường sắt Bắc – Nam đoạn qua đèo Khe Nét Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký Quyết định số 2215/QĐ – BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án cải tạo đường sắt khu vực đèo Khe Nét, tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.HCM. Theo đó, Dự án có mục tiêu đảm bảo an toàn, rút ngắn thời gian và nâng cao năng lực, chất lượng vận tải trên tuyến đường sắt Hà Nội – Tp.HCM với điểm đầu tại Km413+700 thuộc địa phận xã Hương Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình; điểm cuối tại Km420+490 (Km422+450 lý trình đường sắt hiện tại) thuộc địa phận xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình). Tổng chiều dài Dự án là 6.790m (rút ngắn so với tuyến đường sắt hiện tại 1958m). Dự án sẽ nâng cấp cải tạo 2.422m đường sắt; cải dịch tuyến mới 4.369m đường sắt; cải tạo, đặt thêm đường số 3 tại ga Đồng Chuối; cải tạo 2 cầu (với tổng chiều dài 117,61m); xây dựng mới 3 cầu (với tổng chiều dài 960,2 m); xây dựng mới 2 hầm với tổng chiều dài 1.390m)… cùng hệ thống thông tin tín hiệu đồng bộ khác. Tổng mức đầu tư Dự án là 2.010,7 tỷ đồng dự kiến sử dụng vốn vay ODA từ quỹ EDCF của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam, trong đó vốn vay ODA là 1.764,4 tỷ đồng; vốn đối ứng là 246,3 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án là từ năm 2020 đến năm 2025. Được biết, năm 2012, Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục dùng vốn vay ưu đãi Trung Quốc. Tuy nhiên, do phía Trung Quốc không thể cung cấp tín dụng, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý thay thế bằng nhà tài trợ khác. Trong khuôn khổ hợp tác tài chính Việt Nam - Hàn Quốc, qua một số lần trao đổi, làm việc giữa Bộ GTVT cùng các đoàn công tác tìm hiểu, chuẩn bị dự án của KEXIM, Dự án đã nhận được quan tâm tài trợ từ phía Hàn Quốc. Dự án có tác dụng làm giảm chi phí, thời gian chạy tàu, nâng cao an toàn đường sắt, tiết kiệm chi phí duy tu, bảo dưỡng, phù họp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và quy định hiện hành. TP.HCM cân nhắc lựa chọn dự án hạ tầng giao thông để đầu tư Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng giao thông của TP.HCM trong 5 năm tới rất lớn, nên địa phương này đang phải cân nhắc lựa chọn dự án hợp lý nhằm sử dụng tối ưu nguồn lực đầu tư. Theo đánh giá cơ quan hữu trách TP.HCM, giải pháp quan trọng nhất để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông của Thành phố trong những năm tới vẫn là tập trung đầu tư xây dựng công trình giao thông. Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông cho biết, TP.HCM rất sốt ruột giải quyết các “điểm nóng”. Đơn cử, nhóm dự án giải quyết tình trạng ùn tắc tại cảng Cát Lái. Giải pháp căn cơ nhất là đẩy nhanh tiến độ đầu tư khép kín tuyến vành đai 2 với 2 đoạn còn lại nhằm khép kín toàn tuyến. Đó là đoạn từ cầu Phú Hữu - ngã tư Bình Thái (xa lộ Hà Nội) - đường Phạm Văn Đồng - cầu Gò Dưa và đoạn phía Tây từ khu vực Tân Tạo - đường Nguyễn Văn Linh. Với điểm nóng khác như khu vực Tân Sơn Nhất, TP.HCM cũng cần đầu tư một nhóm 7 dự án. Đó là tuyến đường mới chạy song song với đường Cộng Hòa nối từ đường Trần Quốc Hoàn chạy sát hành lang phía Tây Nam sân bay Tân Sơn Nhất, đường Phan Thúc Duyện và đến mũi tàu đường Cộng Hòa… Để cải thiện căn bản cục diện giao thông, TP.HCM cũng dự kiến đầu tư nhóm dự án mở rộng các cửa ngõ, tăng kết nối liên vùng như Quốc lộ 13 (đoạn từ cầu Bình Triệu tới cầu Vĩnh Bình), Quốc lộ 50 (đi tỉnh Long An), Quốc lộ 1A (đi tỉnh Tiền Giang), Quốc lộ 22 (đi tỉnh Tây Ninh)… Theo ước tính, nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông TP.HCM giai đoạn tới lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, khả năng bố trí của vốn ngân sách rất hạn chế. Mấy năm gần đây, ngân sách phân bổ cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông chỉ 4.000 - tới 7.000 tỷ đồng/năm. Đây là số vốn rất khiêm tốn so với nhu cầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông. Lướt qua vài con số khái toán để thấy, trong những năm tới, TP.HCM cần nguồn lực không hề nhỏ. Chẳng hạn, nhóm dự án khép kín vành đai 2 khoảng 20.000 tỷ đồng, Dự án cửa ngõ Quốc lộ 13 (đoạn nút giao Bình Triệu - cầu Vĩnh Bình) khoảng 10.000 tỷ đồng, nhóm dự án khu vực sân bay Tân Sơn Nhất hơn 10.000 tỷ đồng, tuyến cao tốc TP.HCM - Mộc Bài khoảng 13.615 tỷ đồng... Do khó khăn về nguồn lực tài chính, nên kế hoạch đầu tư công trung hạn của TP.HCM cần ưu tiên lựa chọn hợp lý các dự án hạ tầng giao thông để thực hiện. Giải pháp quan trọng nhất để giải quyết bài toán ùn tắc giao thông của Thành phố là tập trung đầu tư xây dựng công trình giao thông. Trước mắt, TP.HCM rốt ráo lập thủ tục đầu tư 2 đoạn vành đai 2 dài khoảng 6 km với tổng mức đầu tư khoảng 14.600 tỷ đồng. Dự án này dự kiến trình HĐND Thành phố thông qua chủ trương đầu tư công vào tháng 12/2020. Trong một diễn biến liên quan, TP.HCM vừa có công văn đề nghị các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông - Vận tải ưu tiên nguồn vốn trung ương đầu tư dự án khép kín đường vành đai 3 giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch. Trước đó, tháng 10/2020, Sở Giao thông - Vận tải đã đề xuất UBND TP.HCM ưu tiên triển khai sớm 7 dự án giao thông nhằm giải quyết tình trạng kẹt xe trên các tuyến cửa ngõ, các tuyến đường kết nối với đường cao tốc, như đường vành đai 2 đoạn 1 và đoạn 2; xây dựng nút giao An Phú (vốn đầu tư 1.001 tỷ đồng); xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (vốn đầu tư 13.614 tỉ đồng); mở rộng Quốc lộ 50 (vốn đầu tư 1.499 tỷ đồng); cải tạo nâng cấp Quốc lộ 22 đoạn từ nút giao thông An Sương đến đường Nguyễn Văn Bứa (vốn đầu tư 935 tỷ đồng)… Có thể thấy, danh sách dự án hạ tầng giao thông cần ưu tiên đầu tư không ít. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn lực đầu tư có hạn, thì việc thẩm định hồ sơ dự án, đặc biệt thẩm định nguồn vốn, là bài toán khó đang đặt ra với UBND TP.HCM trước khi trình HĐND thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp cuối năm nay. EU và Việt Nam "rót" 156 triệu Euro cải thiện hạ tầng 4 tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là 4 địa phương sẽ nhận được khoản vốn cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Ngày 1/12, Chính phủ Việt Nam, Liên minh Châu Âu (EU) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã ký các hiệp định tài trợ dự án “Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu cho bốn tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ” (Dự án CRUIV), nhằm làm giảm mức độ dễ bị tổn thương của năm đô thị trước các vấn đề về khí hậu. Được đồng tài trợ với khoản viện trợ không hoàn lại 5 triệu Euro từ Liên minh Châu Âu (EU), khoản vay ODA 123 triệu Euro từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và ngân sách của các tỉnh 28 triệu Euro, dự án CRUIV sẽ mang lại lợi ích cho năm đô thị loại nhỏ ở Bắc Trung bộ của Việt Nam gồm: Phát Diệm tỉnh Ninh Bình, Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa, Hoàng Mai tỉnh Nghệ An, Hương Khê và Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Dự án CRUIV đặc biệt hướng tới việc cải thiện cơ sở hạ tầng phòng ngừa rủi ro lũ lụt, phát triển hệ thống thoát nước và đê bảo vệ; nâng cấp các tuyến đường chuyên dụng, đặc biệt là những tuyến đường dùng cho việc sơ tán và cứu hộ; xây dựng, tổ chức hoạt động thu gom và xử lý nước thải nhằm cải thiện môi trường địa phương. Dự án cũng sẽ góp phần tăng cường năng lực của các cơ quan và chính quyền đô thị trong việc đảm bảo tính bền vững của các khoản đầu tư, nâng cao hiệu quả quản lý và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy sự phát triển đô thị bền vững giúp giải quyết các vấn đề về dân số thành thị gia tăng, với mức sống ngày càng cao, trên vùng đất dễ bị tổn thương do phải hứng chịu thiên tai. Ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam cho biết, khoản viện trợ không hoàn lại của EU sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng năng lực điều phối và thông tin liên lạc của chính quyền địa phương, phát triển các hệ thống thông tin và phòng ngừa rủi ro cũng như tổ chức công tác vận hành và bảo trì cơ sở hạ tầng. “Điều này hoàn toàn phù hợp với các ưu tiên toàn cầu của EU về các thành phố bền vững”, ông nói. Ông Fabrice Richy, Giám đốc AFD tại Việt Nam cho rằng, sự kết hợp giữa vốn vay ODA của AFD với viện trợ không hoàn lại của EU là một lợi thế quan trọng cho sự thành công của Dự án và tính bền vững của cơ sở hạ tầng đô thị. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và thiên tai. Nhiệt độ nóng dần và nước biển dâng, cũng như tần suất và cường độ gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan kết hợp với sự gia tăng dân số và đô thị hóa đang làm tăng nguy cơ xói mòn bờ biển, lũ lụt đô thị và hạn hán. Đặc biệt, miền Trung là khu vực thường xuyên phải gánh chịu những biến động về thời tiết. Diễn biến hai tháng qua là đặc biệt nghiêm trọng, với các cơn bão nhiệt đới và trận bão lớn xảy ra liên tiếp. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gia tăng về cường độ và tần suất. Bộ Giao thông vận tải sắp cán đích kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 Tính đến cuối tháng 11/2020, các chủ đầu tư thuộc Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân được 31.918 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 80,1% kế hoạch của năm 2020. Việc khởi công được phần lớn các gói thầu xây lắp thuộc 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công đã giúp Bộ GTVT giải ngân được một lượng vốn khá lớn trong tháng 11/2020. Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải, dự kiến đến hết tháng 11/2020, các chủ dự án thuộc Bộ sẽ giải ngân được 31.918 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 80,1% kế hoạch năm 2020 (31.918/39.826 tỷ đồng), trong đó: vốn trong nước giải ngân được 27.253 tỷ đồng, đạt 80,9% kế hoạch (27.253/33.695 tỷ đồng); vốn nước ngoài giải ngân được 4.664 tỷ đồng, đạt 76% kế hoạch (4.664/6.131 tỷ đồng).. Trong tháng 11 năm 2020 công tác giải ngân chưa đạt mốc tiến độ kỳ vọng (85% kế hoạch), tuy nhiên so với tỷ lệ giải ngân bình quân chung cả nước (70%), Bộ Giao thông vận tải vẫn đang là một trong số những Bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao nhất cả nước, cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Nguyên nhân công tác giải ngân chưa đạt được mức kỳ vọng của Bộ là do một số dự án có nhu cầu giải ngân tốt nhưng mới được điều chỉnh bổ sung kế hoạch trung hạn, bổ sung vốn để thực hiện, như các dự án đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất; đường bộ cao tốc đoạn Cam Lộ-La Sơn, đoạn Nha Trang-Cam Lâm, đoạn Vĩnh Hảo-Phan Thiết, đoạn Phan Thiết-Dầu Giây; QL91 tránh Long Xuyên (phần vốn nước ngoài); thanh toán nợ đọng XDCB cho các dự án QL3 mới Hà Nội-Thái Nguyên, cao tốc Nội Bài-Lào Cai (tỉnh Lào Cai), đề án cầu treo dân sinh… Tuy nhiên phần thiếu hụt sau sẽ được giải ngân bù trong tháng 12/2020 sau khi hoàn thiện công tác phân khai điều chỉnh dự toán trên hệ thống TABMIS của Bộ Tài chính. Đối với nguồn vốn trong nước cơ bản có thể giải ngân hết kế hoạch được giao trước 31/1/2021 nhưng do phần vốn bố trí cho GPMB chiếm tỷ trọng lớn và hoàn toàn phụ thuộc vào các địa phương, nên khó khăn trong việc đảm bảo giải ngân hết 100% kế hoạch. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài, vốn đối ứng hiện tiến độ triển khai, thực hiện các dự án ODA hiện đang bám sát yêu cầu đã đề ra, một số dự án lớn đã hoàn thành đúng tiến độ, như: cảng Lạch Huyện, đường ô tôTân Vũ-Lạch Huyện, Quốc lộ 217 giai đoạn 2, cầu Hưng Hà, cầu Thịnh Long... Tiến độ thi công các dự án: VRAMP, LRAMP, Cầu cạn Mai Dịch-Nam Thăng Long, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi đạt tương đối tốt, đảm bảo hoàn thành theo đúng thời hạn Hiệp định đã ký kết. Đặc biệt 8 dự án ODA mới do Bộ Giao thông vận tải quản lý đã ký được hiệp định 6 dự án, đang hoàn thiện thủ tục đàm phán, ký hiệp định 2 dự án còn lại và đã cân đối đủ kế hoạch trung hạn và kế hoạch năm 2020 để triển khai. Đến nay, nhờ bám sát các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ và công tác chỉ đạo điều hành quyết liệt, sát sao của Bộ, tiến độ giải ngân vốn nước ngoài đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài đã đạt 76%. Để công tác giải ngân trong tháng 12 và cho đến hết năm tài khóa 2020 đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, Bộ Giao thông vận tải đã yêu cầu thủ trưởng các đơn vị quán triệt, nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP và Chỉ thị số 06/CT-BGTVT, chấn chỉnh công tác điều hành hiện trường, đẩy nhanh thủ tục đấu thầu, sớm hoàn thiện hồ sơ thanh toán, quyết toán để đảm bảo giải ngân 100% kế hoạch theo yêu cầu. Các chủ đầu tư/ban quản lý dự án cũng được chỉ đạo khẩn trương sớm hoàn thiện các thủ tục để thực hiện giải ngân ngay trong tháng 12/2020 đối với công tác chi trả nợ đọng xây dựng cơ bản; các dự án điều chỉnh tăng từ nguồn vốn kéo dài (dự án La Sơn-Túy Loan và Nha Trang-Cam Lâm) và công tác tạm ứng hợp đồng xây lắp các dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông. “Cục Quản lý xây dựng & chất lượng công trình giao thông phải tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát tình hình triển khai các dự án đang triển khai thực hiện, thúc đẩy thủ tục nghiệm thu thanh toán; tham mưu báo cáo lãnh đạo Bộ phụ trách dự án giải pháp xử lý cụ thể để thúc đẩy tiến độ giải ngân”, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo. Giải ngân vốn đầu tư công: Nỗ lực được đền đáp Nỗ lực đã được đền đáp. Đó là điều có thể khẳng định khi số liệu thống kê về giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng của năm 2020 được công bố. Chưa bao giờ, tốc độ tăng giải ngân vốn đầu tư công cao như vậy. 11 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 406.800 tỷ đồng, bằng 79,3% kế hoạch năm và tăng 34% so với cùng kỳ năm trước. Nên nhớ, 11 tháng năm ngoái, tốc độ tăng chỉ là 7%. Thậm chí, năm 2013, giải ngân vốn đầu tư công còn giảm 0,2%; năm 2014 chỉ tăng 0,8%. Và trong cả giai đoạn từ 2011 đến 2019, năm cao nhất - năm 2016, tốc độ tăng giải ngân vốn đầu tư công cũng chỉ 15%. Vậy mà năm nay, con số là 34%, cao hơn gấp đôi so với mức đạt được của năm 2016. Đạt được kết quả này, rõ ràng là do sự nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương trong tập trung thực hiện các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình với mục tiêu thực hiện tối đa kế hoạch vốn được giao trong năm 2020. Nhưng hơn hết và bắt nguồn trước tiên, là sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Liên tiếp kể từ đầu năm tới nay, Chính phủ tổ chức nhiều hội nghị, nhiều cuộc họp giao ban để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Thủ tướng Chính phủ liên tục hối thúc, rằng không được để tình trạng có tiền mà không tiêu được, rằng phải coi giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất, sẽ có chế tài nghiêm, thật mạnh để xử lý những nơi chậm giải ngân… Không chỉ họp trực tuyến, Chính phủ cũng đã thành lập các đoàn công tác để xuống từng địa phương tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, cho giải ngân vốn đầu tư công… Quyết liệt đến mức, chỉ hai ngày sau Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với các địa phương, tổ chức hôm 2/7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập một đoàn công tác đi tới các địa phương để thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao. Và không chỉ là đợt này, năm nay, liên tục các đoàn công tác từ Chính phủ, từ Trung ương đã xuống địa phương để đôn đốc tình hình. Ở các địa phương cũng thể, lãnh đạo tỉnh cũng rốt ráo từng dự án, từng công trình… Để đến hôm nay, những nỗ lực đã được ghi nhận bằng số vốn giải ngân tích cực. Giải ngân vốn đầu tư công tăng cao là một trong những căn nguyên cơ bản để kinh tế Việt Nam dần hồi phục, đạt mức tăng trưởng dương trong bối cảnh nhiều nền kinh tế, nhiều đối tác lớn của Việt Nam lâm cảnh suy thoái. Tuy vậy, cũng cần phải thẳng thắn rằng, giải ngân vốn đầu tư công vẫn chưa đạt kỳ vọng. Mới chỉ có hơn 400.000 tỷ đồng được giải ngân sau 11 tháng. Nghĩa là vẫn còn 200.000 tỷ đồng nữa đang đợi được đưa vào nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài - ODA. Tháng trước, Chính phủ đã phải tổ chức riêng một cuộc họp để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn này, khi sau 10 tháng, mới có hơn 18.000 tỷ đồng được đưa vào thực hiện, bằng hơn 30% vốn được giao. Nhiệm vụ còn lại của tháng 12, tháng cuối cùng của năm, vì thế còn rất lớn. Vấn đề ở đây không chỉ là làm sao giải ngân hết nguồn vốn kế hoạch trong năm nay, mà còn tiếp tục nối dài những nỗ lực trong năm sau và cả những năm tiếp theo. Làm sao không để lặp lại tình trạng có tiền mà không tiêu được, vừa lãng phí nguồn lực, vừa lãng phí cả cơ hội để nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Những điểm nghẽn ảnh hưởng tới giải ngân vốn đầu tư công, từ chuẩn bị dự án, từ phân bổ vốn đầu tư, đến giải phóng mặt bằng, nâng cao năng lực nhà thầu… cần sớm được giải tỏa. Ở góc độ khác, dài hơi hơn, việc chuẩn bị tốt kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 cũng là cách để chậm giải ngân vốn đầu tư công không còn là căn bệnh trầm kha của nền kinh tế. Bốn dự án Khu đô thị sinh thái tại Đà Nẵng tìm chủ UBND TP Đà Nẵng vừa phê duyệt hồ sơ lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất để thực hiện 4 dự án khu đô thị sinh thái tại phía Tây thành phố này. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng cho biết, các dự án lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất, bao gồm: Khu đô thị sinh thái phía bắc tuyến đường Hoàng Văn Thái; Khu biệt thự sinh thái phía đông tuyến đường tránh nam hầm Hải Vân; Khu biệt thự sinh thái phía tây tuyến đường tránh nam hầm Hải Vân và Khu biệt thự sinh thái hồ Trước Đông. Theo đó, 4 dự án khu đô thị mới sẽ được tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện sơ tuyển. Thời gian bắt đầu lựa chọn nhà đầu tư từ quý 4/2020 đến quý 1/2021. UBND TP Đà Nẵng giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị mời thầu để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án. Trước đó, HĐND TP Đà Nẵng khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021 đã ban hành Nghị quyết số 290/NQ-HĐND về việc cho ý kiến chủ trương đầu tư dự án. Đến tháng 5/2020, theo đề nghị của Sở Xây dựng, UBND TP Đà Nẵng đã chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 4 dự án khu đô thị khu vực phía tây, tây bắc thành phố. Theo đó, việc chấp thuận chủ trương đầu tư 4 dự án khu đô thị sinh thái trên tổng diện tích 4 khu đô thị là 344ha, thời gian thực hiện trong 50 năm. Tổng vốn đầu tư của 4 dự án hơn 3.500 tỷ đồng. Cụ thể, quy mô Khu biệt thự sinh thái hồ Trước Đông tại xã Hòa Nhơn gần 100 ha với diện tích đồi núi, mặt nước hồ Trước Đông chiếm 26%. Dự án sẽ có 92 khu đất biệt thự (484.000m2), gần 20.000m2 đất thương mại dịch vụ còn lại đất hạ tầng kỹ thuật, cây xanh thảm cỏ, với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 770 tỷ đồng. Dự án khu biệt thự sinh thái phía Tây đường tránh nam hầm Hải Vân tại xã Hòa Sơn có quy mô hơn 97 ha với hơn 1.900 căn nhà ở liền kề, 115 căn biệt thự và 394 căn nhà ở chung cư. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.370 tỷ đồng. Khu biệt thự sinh thái phía Bắc đường Hoàng Văn Thái tại xã Hòa Sơn có quy mô 87 ha, gồm hơn 1.800 căn nhà ở liền kề và 134 căn biệt thự. Tổng mức đầu tư 919 tỷ đồng. Khu biệt thự sinh thái phía Đông đường tránh Nam Hải Vân nằm tại xã Hòa Sơn có diện tích hơn 60 ha, tổng mức đầu tư 619 tỷ đồng. Dự án này gồm 565 căn nhà ở liền kề và 208 căn biệt thự. Thời gian thực hiện 4 dự án là 50 năm kể từ ngày ban hành văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư. TP.HCM xếp sau Bạc Liêu về hút vốn FDI Từ đầu năm đến hết tháng 11/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM đạt 3,8 tỷ USD, đứng vị trí thứ 2 cả nước (sau tỉnh Bạc Liêu). Đây là số liệu ghi nhận của Cục Thống kê TP.HCM từ ngày 01/01/2020 đến ngày 20/11/2020, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Đơn vị này đánh giá, dù tổng vốn đăng ký trong 11 tháng qua của TP.HCM duy trì tỷ lệ cao so với các tỉnh thành trên cả nước, chiếm 14,4%, nhưng so với cùng kỳ năm trước, số vốn giảm đến 30,5%. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do tình hình dịch Covid-19 trên thế giới còn phức tạp nên ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư của các quốc gia vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là nhóm các quốc gia đối tác đầu tư lớn. Dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu giúp tổng vốn FDI vào tỉnh này đứng đầu cả nước trong 11 tháng đầu năm 2020. (Trong ảnh: Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu trao quyết định chủ trương đầu tư cho đại diện Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd. Nguồn: TTXVN) Trong tổng vốn đầu tư nước ngoài 3,81 tỷ USD vào TP.HCM nói trên, có 865 dự án theo hình thức đầu tư đăng ký cấp mới cùng vốn mức vốn hơn 500 triệu USD (giảm 26,8% về giấy phép và giảm 65% về vốn so với cùng kỳ năm 2019). Theo ngành hoạt động, thương nghiệp dẫn đầu vốn đăng ký với hơn 931 triệu USD, chiếm đến 24,4%. Về đối tác, vốn đầu tư từ Singapore vào TP.HCM chiếm 23,5% trong tổng số, với gần 895 triệu USD. Theo sau đó lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản, British Virgin Islands, Cayman Islands,… Đại dịch kéo giảm nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM nhưng Thành phố vẫn ghi nhận dấu hiệu tăng trưởng tích cực khi vốn đăng ký từ doanh nghiệp thành lập mới tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, dù số giấy phép doanh nghiệp thành lập mới trên địa bàn giảm hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái (với hơn 36.600 doanh nghiệp) nhưng tổng vốn đăng ký lại tăng 58,3%, với gần 940 nghìn tỷ đồng (tính từ đầu năm đến 15/11/2020). Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ yếu có số lượng giấy phép chiếm hơn 70% trong tổng số cùng tổng vốn đăng ký xấp xỉ 808 nghìn tỷ đồng. Phối cảnh cầu Rào 3 Phối cảnh tuyến đường trục đô thị nối từ quận Lê Chân qua Dương Kinh đến tận Đồ Sơn Phối cảnh Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, cơ sở Hòa Lạc Đoạn đường thuộc tuyến Quốc lộ 9 đi cảng Cửa Việt (Ảnh: báo Quảng Trị). Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Trong ảnh: Nhà máy của GoerTek tại Bắc Ninh Ga Đồng Chuối trên cung đèo Khe Nét. Ảnh (Vietnamplus). Theo ước tính, nhu cầu vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông TP.HCM giai đoạn tới lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng. Lễ ký kết hiệp định tài trợ dự án CRUIV Việc khởi công được phần lớn các gói thầu xây lắp thuộc 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công đã giúp Bộ GTVT giải ngân được một lượng vốn khá lớn trong tháng 11/2020. Trục đường Hoàng Văn Thái nối dài sẽ là điểm đầu tư của 4 dự án khu đô thị sinh thái phía Tây Bắc Đà Nẵng Dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu giúp tổng vốn FDI vào tỉnh này đứng đầu cả nước trong 11 tháng đầu năm 2020. (Trong ảnh: Ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu trao quyết định chủ trương đầu tư cho đại diện Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd. Nguồn: TTXVN)
Bạc Liêu vẫn tiếp tục dẫn đầu, với một dự án lớn có vốn đầu tư 4 tỷ USD, chiếm 15,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.
TP.HCM đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký đạt trên 3,8 tỷ USD, chiếm 14,4% tổng vốn đầu tư. Hà Nội đứng thứ 3 với 3,2 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư.
Dự án lớn dẫn đầu trong 11 tháng năm nay là nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD.
(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
相关推荐
-
Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
-
Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch Đà Nẵng
-
Formosa bồi thường: Thấp nhất 2,91 triệu đồng/tháng
-
Bước ngoặt trong quan hệ Việt Nam – Thổ Nhĩ Kỳ
-
Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
-
Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam
- 最近发表
-
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel bị cáo buộc tấn công bệnh viện ở Bắc Gaza
- Bệnh viện xả thải vượt hàng chục lần cho phép
- Tai nạn Thường tín: Điều tra làm rõ vụ tàu hỏa đâm nát ô tô
- Hơn 4.400 người thôi quốc tịch Việt Nam trong năm 2015
- Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- Bí thư Đà Nẵng đề nghị không kỳ thị người TQ
- Phó Thủ tướng chỉ đạo truy bắt kẻ bắn chết 3 bảo vệ rừng
- Bầu cử Tổng thống Mỹ: ứng vên đảng Dân chủ dễ dàng loại ông Trump
- Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- Cá chết ngập Hồ Tây, kiểm tra gấp các hồ nước
- 随机阅读
-
- Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- Lịch nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2016
- Nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân nhận quyết định nghỉ hưu
- Hà Nội chấn chỉnh phát ngôn của cán bộ
- Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- Bộ trưởng Trương Minh Tuấn kiêm giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ
- Nữ Giám đốc Sở: Luật không cấm tuyển người thân
- Đảng Cộng hòa vật vã ngăn cản tỉ phú Donald Trump
- Dù bạn không dùng mạng xã hội, Facebook vẫn biết rõ bạn
- Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 18/2/2016
- TP.HCM cấp được 60 giấy phép lái xe quốc tế trong ngày đầu tiên
- HĐND TPHCM sẽ xem xét quyết định nhiều vấn đề quan trọng
- 1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- Giám đốc bệnh viện tố bị bác sĩ xúc phạm trên Facebook
- Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 18/2/2016
- Mỹ lại tiết lộ với Nga vị trí đặc nhiệm Mỹ ở Syria
- Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- Tinh thần sống đã cứu nhiều người thoát chết ở cầu Bến Thủy
- Mẹ tử vong dưới gầm xe tải, hai con gào khóc gọi 'mẹ ơi'
- Bằng chứng chủ quyền đến với tỉnh Hà Giang
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Đẩy nhanh áp dụng thu phí điện tử tự động không dừng
- Bộ Y tế điều 128 y bác sĩ ở 9 tỉnh hỗ trợ Bắc Giang điều trị ca Covid
- Cấm sản xuất gạch nung có thể giải quyết tro xỉ của điện than
- Thi hành kỷ luật nhiều cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh
- 5 bệnh viện lớn sẵn sàng cấp cứu tai biến sau tiêm vắc xin Covid
- Chiều 10/6, Hà Tĩnh có thêm hai ca dương tính với Covid
- Nhân viên y tế Điện Biên kiệt sức nằm ngủ bên vệ đường
- Nữ nhân viên y tế ở Đà Nẵng dương tính nCoV chưa rõ nguồn lây
- Bệnh nhân 4514 mắc Covid
- Truy tố cựu cán bộ ngân hàng tham ô 246 lượng vàng để mua chứng khoán