- ĐB tỉnh Bình Dương chỉ ra điểm bất cập trong quản lý an toàn thực phẩm khi 3 bộ cùng quản lý chất lượng bún. Thảo luận tại QH sáng nay về việc thực hiện chính sách,ồngchéoquảnlýantoànthựcphẩmbộquảnlýmộtsợibúkết quả trận đấu argentina pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) giai đoạn 2011-2016, ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) cho rằng, luật ATTP đã chuyển hoạt động quản lý từ phân khúc sang quản lý theo nhóm, tuy nhiên thực tế vẫn còn một số ngành còn đan xen. ”Đơn cử như quản lý chất lượng bún, hiện cả 3 bộ cùng chịu trách nhiệm. Bột gạo, nguyên liệu thuộc Bộ NN&PTNT, sản phẩm tinh bột thuộc Bộ Công thương, sản phẩm bún bán trên thị trường nếu chứa chất tinopal gây hậu quả người tiêu dùng thì lại thuộc Bộ Y tế”, ĐB Nhân dẫn chứng. | ĐB Phạm Trọng Nhân. Ảnh: VQPH |
ĐB Lê Thị Yến (Phú Thọ) cũng đề nghị không nên để 3 bộ cùng quản lý mà nên thu về một đầu mối duy nhất. "Việc xử lý vi phạm chưa được 20% là quá ít, chưa đảm bảo tính răn đe, Chính phủ cần xử lý quyết liệt hơn", bà Yến nêu. 90% thuốc bảo vệ thực vật từ TQ "Những gì chúng ta biết và xử lý được chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, trong khi mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng”, ĐB Phạm Trọng Nhân nhìn nhận. ĐB nêu bằng chứng hàng loạt vụ bắt giữ thực phẩm quá hạn không nguồn gốc, nội tạng hôi thối. Gần đây nhất vào 21/5, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã bắt giữ 45 tấn tóp mỡ bốc mùi đang trên đường tiêu thụ, rồi chế biến nem chua bằng chất tẩy trắng, giá ngập hoá chất, hô biến thịt lợn, thịt bò hôi thối thành khô bò, ruốc... Ông cho rằng hoá chất độc hại, chất cấm trong thực phẩm đang không trừ sản phẩm nào. Tuy nhiên mỗi năm Việt Nam đang nhập số lượng quá lớn thuốc bảo vệ thực vật và vẫn tăng theo hàng năm. "Hàng năm nước ta đang bỏ ra không dưới 770 triệu đô để nhập khoảng 100.000 thuốc bảo vệ thực với hơn 4.000 loại loại khác nhau. Trong đó 90% từ Trung Quốc, nhưng tại chính quốc gia này chỉ đang cho lưu hành 630 loại thuốc”, ĐB Nhân dẫn số liệu. Theo ông, số lượng thực tế qua đường tiêu ngạch, nhập lậu còn cao hơn nữa. Đây là gốc của vấn đề. "Liệu có quá khi nói rằng chúng ta đang tự đầu độc chính mình khi mỗi năm có trên 70.000 người chết vì ung thư và hơn 200.000 ca mắc mới. Trong đó có một phần nguyên nhân từ thực phẩm không an toàn”, ĐB trăn trở. Theo đó, ông cho rằng ATTP đang là vấn đề nhức nhối toàn xã hội nhưng chưa có giải pháp căn cơ. Từ khâu nhập, mua bán, sản xuất kinh doanh đến quản lý còn quá nhiều bất cập. | Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường giải trình, làm rõ thêm những vấn đề ĐB quan tâm. Ảnh: VPQH |
Liên quan đến số lượng thuốc trừ sâu, Bộ trưởng NN&PNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong 8 tháng vừa qua, Bộ đã lọc ra được hơn 600 loại trên tổng số 4.000 thuốc thương phẩm, trong đó có paraquat và 2,4D. Sắp tới sẽ siết nữa để đảm bảo an toàn đầu vào. Đề nghị lập đường dây nóng về ATTP Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Nguyễn Hoàng Mai (Tiền Giang) dẫn báo cáo của Chính phủ cho thấy 27% người dân không yên tâm về thực phẩm, 59% chưa yên tâm lắm. Trong 5 năm, có hơn 1.700 vụ ngộ độc thực phẩm với 164 người chết. Tuy nhiên ĐB cho rằng đây chỉ là phần nổi của tảng băng ngộ độc thực phẩm. "Từ thực tế mỗi cá nhân, gia đình tôi tin chắc ít nhất hàng năm có hàng chục triệu ca tiêu chảy liên quan đến thực phẩm nhưng người dân tự xử lý, không được các cơ sở y tế ghi nhận", ĐB Mai nêu. | ĐB Nguyễn Hoàng Mai. Ảnh: VPQH |
Theo ông Mai, trong bối cảnh chung sống với thực phẩm không an toàn, một bộ phận dân cứ có điều kiện thì tự trồng rau, nuôi heo, nuôi gà theo kiểu tự cung tự cấp, còn đa số phó mặc sức khoẻ tính mạng cho may rủi, số phận. Tuy nhiên ông cho rằng, trong giai đoạn vừa qua, quản lý nhà nước về ATTP còn nhiều hạn chế, trong đó việc thực hiện quản lý còn cắt khúc, phân đoạn trong chuỗi từ trang trại đến bàn ăn, nhiều khoảng trống chưa được xử lý có hiệu quả, dẫn đến thực phẩm không an toàn, người dân chịu hậu quả. Ông kiến nghị, phòng chống thực phẩm không an toàn cần có một cơ quan thực sự giữ vai trò nhạc trưởng để điều hành, phối hợp với các cơ quan có liên quan. "Cần phải thiết lập hệ thống đường dây nóng dễ nhớ như 113, 115 để người dân gọi báo vi phạm an toàn thực phẩm”, Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội đề xuất. Đồng quan điểm, ĐB Hồ Thanh Bình (An Giang) cũng cho rằng cần thay đổi tư duy trong quản lý. Hiện Việt Nam sử dụng luật và các văn bản hỗ trợ để quản lý lĩnh vực ATPP nhưng thực tế có quá nhiều văn bản, dẫn tới chồng chéo, vấn đề xảy ra rồi mới tìm cách xử lý. Trong khi các nước thực hiện đánh giá, quản lý các nguy cơ, giúp quản lý ATPP hiệu quả hơn. Mong muốn Chính phủ sẽ vào cuộc quyết liệt hơn, ĐB Hồ Thanh Bình đặt câu hỏi: "Người dân đã sẵn sàng tuyên chiến, xin hỏi Chính phủ đã sẵn sàng hay chưa?". ĐB cho rằng đã đến lúc cần có cơ quan chuyên trách đủ năng lực và uy tín để tiến hành cuộc chiến này. Sức khoẻ và trí tuệ của tương lai con em VN trông chờ vào hoạt động kiến tạo và liêm minh của Chính phủ ngay từ ngày hôm nay. Bộ trưởng Y tế: Ung thư chết nhiều không phải do thực phẩm bẩnBộ Y tế mời chuyên gia trong và ngoài nước làm rõ nguyên nhân 70.000 ca ung thư chết mỗi năm không phải do thực phẩm bẩn. |