当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【soi kèo malaysia】Lãng phí thực phẩm

【soi kèo malaysia】Lãng phí thực phẩm

2025-01-25 05:13:30 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Một nghịch lý đau lòng đã và đang diễn ra trên toàn cầu là: “Mỗi ngày có 1 tỉ bữa ăn bị vứt bỏ,ựcphẩsoi kèo malaysia trong khi 800 triệu người khác lại bị đói”. Đâu là nguyên nhân dẫn đến nghịch lý này ?

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Theo báo cáo Chỉ số Lãng phí thực phẩm mới nhất do Liên Hiệp Quốc (LHQ) phối hợp thực hiện với tổ chức phi lợi nhuận WRAP, hơn 1 tỉ tấn thực phẩm, tương đương gần 20% tổng số thực phẩm hiện có trên thị trường đã bị vứt bỏ trong năm 2022. Tỷ lệ thực phẩm bị vứt bỏ tại các cơ sở dịch vụ như nhà hàng, căn tin và khách sạn chiếm 28% tổng lượng thực phẩm bị lãng phí. Con số này ở các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng thịt, rau củ 12%. Tỷ lệ ở các hộ gia đình là lớn nhất với 60% tương đương khoảng 631 triệu tấn. Lượng thực phẩm này trị giá hơn 1.000 tỉ USD. Trong khi thế giới vẫn còn gần 800 triệu người đang đói mà không có lương thực cứu trợ.

Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) Inger Andersen nhấn mạnh: “Lãng phí thực phẩm là một thảm kịch toàn cầu. Ngày hôm nay, hàng triệu người đói vì thực phẩm bị lãng phí trên toàn thế giới”.

Đây là báo cáo thứ hai về tình trạng lãng phí thực phẩm toàn cầu do LHQ biên soạn, nhằm cung cấp bức tranh toàn diện nhất từ trước đến nay về tình trạng này. Theo bà Clementine O’Connor, nhân viên của UNEP, quy mô thực sự của vấn đề lãng phí thực phẩm toàn cầu đã trở nên rõ ràng hơn nhiều nhờ những cải thiện trong thu thập số liệu phân tích.

Trong khi đó, ông Richard Swannell thuộc tổ chức WRAP nêu rõ, con số 1 tỉ bữa ăn là một ước tính rất thận trọng. Trên thực tế, có thể còn cao hơn nhiều. Ông cho rằng việc có sự phối hợp giữa các nhà sản xuất và các nhà bán lẻ đã giúp giảm lãng phí, chuyển thực phẩm tới cho những người cần và thế giới hiện cần nhiều hơn nữa những hành động như vậy.

Báo cáo cho rằng, việc lãng phí như vậy không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn gây hại cho môi trường. Lượng phát thải gây hiệu ứng nhà kính từ rác thải thực phẩm cao gấp 5 lần so với khí thải của ngành hàng không.

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cảnh báo, thế giới còn một chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu đến năm 2030 chấm dứt hoàn toàn nạn đói.

Theo FAO, những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch Covid-19, cùng với các cuộc khủng hoảng khác như biến đổi khí hậu và xung đột vũ trang, đang gây ra những tác động sâu rộng. Hiện có gần 1/3 dân số toàn cầu, tương đương 2,4 tỉ người bị mất an ninh lương thực ở mức vừa phải hoặc nghiêm trọng. FAO khuyến nghị các chính phủ cần xây dựng chính sách để giảm thất thoát và lãng phí lương thực.

Hiện châu Phi có số lượng người thiếu đói cao nhất thế giới, với hơn 546 triệu người đang thiếu đói. Tiếp sau đó là châu Á, với ước tính có khoảng 155,2 triệu người, tương đương 3,9% dân số trong khu vực.

Giới chuyên môn cho rằng, nguyên nhân dẫn đến nạn đói của nhiều quốc gia là do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất, xung đột kéo dài, dịch bệnh… nhưng cũng có một nguyên nhân sâu xa là lãng phí thực phẩm. Nếu tận dụng hết thực phẩm lãng phí để chia đều cho những người đang thiếu đói thì chắc chắn con số nghèo đói sẽ giảm nhanh, thậm chí thế giới sẽ không còn người đói. Tuy nhiên, bài toán chống lãng phí từ nơi dư thừa đem phân phối cho người nghèo thật không đơn giản tìm ra lời giải.

HN tổng hợp

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读