Hải quan TP Hồ Chí Minh: Chủ động hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng,ịtrườngkhókhăndoanhnghiệpđiềuchỉnhchỉtiêtỉ số trận bologna tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh Tháo gỡ rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị hàng đầu Những doanh nghiệp đứng ngoài vòng xoáy khó khăn |
| Đa số các đơn vị thuộc tập đoàn Vinatex vẫn chưa có đủ đơn hàng trong các tháng cuối năm. Ảnh: ST |
Lao đao vì đối tác khó khăn Đầu tháng 10, Noble House Home Furniture LLC (Noble House), nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ đồ nội ngoại thất với hơn 30 năm hoạt động, đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản tại Mỹ trong bối cảnh lạm phát và chi tiêu của người dân suy yếu, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty. Khó khăn tại thị trường ở phía bên kia bán cầu đang tác động ngày càng nặng nề lên hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN Việt Nam. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện đã có 2 DN sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam là đối tác của Noble House đã lên tiếng về sự việc này. Trong đó, Công ty CP Cẩm Hà cho biết, doanh thu của Noble House bình quân chiếm tới 50% tổng doanh thu của DN. Hiện tại, Cẩm Hà đang nỗ lực tham gia vào quá trình giải quyết thủ tục phá sản của tòa án để thu hồi các khoản phải thu đối với khách hàng Noble House. Đối với Công ty CP Phú Tài, DN này cho biết Noble House chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, dưới 5%, trong tổng doanh thu của công ty tại thị trường Mỹ. Do đó, việc Noble House tuyên bố phá sản không ảnh hưởng nhiều đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Phú Tài. Phú Tài cho biết, việc bảo hộ phá sản nhằm phục vụ tiến trình tái cơ cấu công ty Noble House và hiện DN này vẫn liên hệ đặt hàng với Phú Tài nhằm duy trì hoạt động kinh doanh thường xuyên và thực hiện thanh toán theo quyết định của tòa án. Trong khi đó, kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng năm 2023 vừa được Phú Tài công bố lại cho thấy kết quả kém khả quan. Cụ thể, doanh thu hợp nhất quý 3/2023 ước đạt khoảng 1.202 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 94,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 22% và 36% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 9 tháng, doanh thu của Phú Tài ước đạt 4.102 tỷ đồng, giảm 21% và lợi nhuận trước thuế đạt 295 tỷ đồng, giảm 43%. Không rơi vào tình cảnh đối tác bị phá sản, song Công ty CP Garmex Sài Gòn (GMC) - một DN xuất khẩu dệt may lớn tại TPHCM- cũng rơi vào tình cảnh bi đát khi trong quý 3/2023 công ty không có đơn hàng dẫn tới doanh thu “bốc hơi” tới 99%, chỉ ghi nhận vỏn vẹn 73 triệu đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh thu của GMC chỉ đạt 8 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 275 tỷ đồng của 9 tháng năm 2022; lợi nhuận sau thuế lỗ trên 44 tỷ đồng. Theo ban lãnh đạo GMC, do không có đơn hàng, công ty đã cân đối lại nhân sự, thu hẹp hoạt động cho phù hợp với tình hình mới, tiết giảm chi phí để giảm thiểu thiệt hại. Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường mới đây, lãnh đạo GMC cho biết, từ đầu năm đến nay công ty đã cắt giảm gần 2.000 nhân sự, hiện chỉ còn 35 người. Tính từ đầu năm 2021, số lượng nhân sự đã giảm gần 3.800 người. Khó khăn của GMC liên quan đến việc hụt thu từ đối tác là Công ty CP Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL). Trước đó, GIL đã đệ đơn lên tòa án New York kiện Amazon Robotics LLC với cáo buộc đột ngột thu hẹp các đơn đặt hàng khiến GIL gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô. Báo cáo tài chính quý 3/2023 của Công ty CP Dệt may-Đầu tư-Thương mại Thành Công cũng ghi nhận doanh thu xuất khẩu 9 tháng giảm gần 780 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 26% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 2.219 tỷ đồng. DN này cho biết, thông thường quý 4 là mùa chuẩn bị cho lễ hội và tết, nhưng năm nay nhu cầu mua sắm và đơn hàng vẫn chậm so với những năm trước do tình hình kinh tế vẫn khó khăn và phục hồi chậm. Hiện công ty vẫn chưa nhận đủ đơn hàng cho cuối năm và hoạt động chưa đạt tối đa công suất. Giảm chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận Kết quả kinh doanh kém khả quan trong quý 3 càng khiến cho chặng đường về đích lợi nhuận mà các DN đã đề ra từ đầu năm trở nên gian nan, thử thách hơn. Đặc biệt là khi các thị trường xuất khẩu chính dù đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng chỉ ở mức rất chậm. Ứng phó với thực tế này, một số DN đã bắt đầu rục rịch công bố điều chỉnh giảm chỉ tiêu kinh doanh cả năm. Cụ thể, HĐQT Công ty CP Sao Ta (FMC) mới đây đã ban hành quyết định chấp thuận điều chỉnh giảm một loạt chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2023. Trong đó, chỉ tiêu doanh thu giảm 17%, xuống mức 4.870 tỷ đồng và lãi trước thuế giảm 25%, xuống 300 tỷ đồng. Như vậy, FMC đặt kế hoạch lợi nhuận năm nay thấp hơn 6% so với kết quả thực hiện năm 2022. Theo báo cáo tài chính quý 3/2023 vừa công bố, dù kết quả đã có sự cải thiện, nhưng với sự kém tích cực trong nửa đầu năm, lãi trước thuế 9 tháng vẫn giảm 13% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 216 tỷ đồng. So với kế hoạch đã điều chỉnh, FMC hoàn thành được 72%. HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cũng đang lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 theo hướng giảm 6% chỉ tiêu doanh thu và giảm 39% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, xuống mức lần lượt là 16.500 tỷ đồng và 370 tỷ đồng. Hiện tại, dù chưa công bố báo cáo tài chính quý 3/2023, nhưng tại Hội nghị thảo luận phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2024, ban lãnh đạo Vinatex cho biết sau 9 tháng năm 2023, doanh thu của Vinatex mới đạt 71% và lợi nhuận đạt 40% kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra, tương ứng doanh thu ước hơn 12.400 tỷ đồng và lãi trước thuế hơn 240 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch điều chỉnh đang lấy ý kiến cổ đông, Vinatex đã đạt được 75% chỉ tiêu doanh thu và 65% chỉ tiêu lợi nhuận sau 9 tháng. Đối với tình hình đơn hàng quý 4/2023, đa số các đơn vị thuộc Vinatex vẫn chưa nhận đủ đơn hàng trong 3 tháng cuối năm. Trong tình hình đơn hàng khan hiếm như hiện nay, các đơn vị phải chấp nhận các đơn hàng nhỏ lẻ, trái sở trường để đảm bảo việc làm cho người lao động. Những khó khăn của các DN xuất khẩu cũng tác động tới những đơn vị trong lĩnh vực vận tải, logistics. Nghị quyết HĐQT Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An mới đây đã thông qua điều chỉnh kế hoạch năm 2023 với chỉ tiêu doanh thu giảm 10% so với kế hoạch đề ra hồi đầu năm, xuống mức 2.669 tỷ đồng; chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng điều chỉnh giảm gần 19%, xuống mức 400 tỷ đồng. Mục tiêu này thấp hơn rất nhiều so với kết quả lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng DN này đã đạt được trong năm 2022. Theo thông tin Công ty CP Vận tải và xếp dỡ Hải An đã công bố, trong 8 tháng năm 2023, tổng doanh thu của công ty đạt được 1.946 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất sau thuế ở mức 288 tỷ đồng. So với kế hoạch đã điều chỉnh, công ty hoàn thành được 73% chỉ tiêu doanh thu và 72% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. |