Kim cương,đầutiêntrênthếgiớibiếnkhíthảiCOthànhkimcươkq vdqg vn vật liệu xây dựng, thậm chí cả quần áo thể thao, những sản phẩm này liên quan gì đến vấn đề biến đổi khí hậu? Câu trả lời là tất cả chúng đều có thể được tạo ra bằng cách tái chế carbon dioxide (CO2), loại khí nhà kính tích tụ trong bầu khí quyển và làm Trái Đất nóng lên. Và trên thực tế, các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) công nghệ đang nghiên cứu, tiến hành việc chuyển đổi khí CO2 thành kim cương, quần áo, vật liệu xây dựng hay nhiều vật phẩm khác đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Mới đây nhất, Công ty khởi nghiệp Aether Diamonds (có trụ sở tại New York, Mỹ) đã tạo tiếng vang lớn và ghi điểm trong mắt nhiều nhà đầu tư trên thế giới khi công ty này chế tạo ra kim cương trong phòng thí nghiệm bằng cách tái chế CO2. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Ryan Shearman cho biết, Aether Diamonds có mục tiêu loại bỏ 20 tấn CO2 từ khí quyển cho mỗi carat kim cương mà họ bán ra. "Không giống như kim cương tự nhiên hay kim cương tổng hợp trong phòng thí nghiệm thông thường, chúng tôi không ngồi đây tranh cãi về quá trình nào gây hại cho hành tinh ít nhất, mà lật lại mô hình đó. Chúng tôi sản xuất kim cương mang lại lợi ích hữu hình cho môi trường, hành tinh và con người", Shearman nhấn mạnh. Quy trình của Aether Diamonds bao gồm ba bước. Đầu tiên, họ hợp tác với một công ty Thụy Sĩ, cho phép sử dụng công nghệ thu nhận không khí trực tiếp để hút khí carbon dioxide. Khí CO2 sau đó được biến đổi thành hydrocacbon và cuối cùng, hydrocacbon được sử dụng để tạo ra kim cương thông qua quá trình lắng đọng hơi hóa học. Các sản phẩm trang sức của họ có giá từ khoảng 1.000 - 45.000 USD. Startup Aether Diamonds đã gây tiếng vang khi tái chế thành công CO2 thành kim cương. |