【vo dich quoc gia tho nhi ky】Xuất khẩu nông sản đòi hỏi sự linh hoạt của doanh nghiệp
Ông có thể chia sẻ đánh giá về tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024?ấtkhẩunôngsảnđòihỏisựlinhhoạtcủadoanhnghiệvo dich quoc gia tho nhi ky
Ông Trần Thanh Hải (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) |
Trong 9 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã đạt khoảng 300 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một kết quả rất tích cực, được duy trì từ đầu năm đến nay. Điều này phản ánh sự phục hồi của thị trường toàn cầu cũng như sản xuất trong nước, đồng thời có nhiều yếu tố thuận lợi đã giúp hoạt động xuất khẩu duy trì mức tăng trưởng khá cao.
Cả hai nhóm hàng nông sản và công nghiệp chế biến chế tạo đều ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Đặc biệt, các nhóm hàng như sản phẩm điện tử, linh kiện, dệt may, da giày – những mặt hàng từng gặp khó khăn trong năm 2023 – năm nay đã tăng trưởng trên 10%. Ngoài ra, nhóm nông sản, đặc biệt là gạo, cà phê, trái cây, trong đó trái sầu riêng đang có mức tăng trưởng rất cao.
Vậy ông đánh giá thế nào về cơ hội của ngành hàng nông sản, đặc biệt là rau củ quả, trong những tháng cuối năm?
Tại thời điểm này, chúng ta có thể thấy thị trường xuất khẩu chính của rau củ quả Việt Nam là Trung Quốc. Trong thời gian từ năm ngoái đến nay, thị trường Trung Quốc đã có những bước tiến lớn trong việc mở cửa cho các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Ví dụ như sầu riêng và nhiều loại rau, quả khác đã được xuất khẩu mạnh mẽ.
Việt Nam có thế mạnh đặc biệt với trái sầu riêng, và khi thị trường được mở cửa, sản lượng xuất khẩu đã gia tăng đáng kể, đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Dự báo từ nay đến cuối năm, mặt hàng này vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nông sản là mặt hàng khó bảo quản và có tính mùa vụ cao. Do vậy, những biến động từ thị trường có thể tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu. Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này cần theo dõi sát sao các yêu cầu của thị trường, cũng như những biến động có thể ảnh hưởng đến việc giao nhận hàng hóa và thông quan để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Ông có thể dự báo tình hình xuất khẩu từ nay đến cuối năm không? Những mặt hàng nào sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, và những mặt hàng nào cần được lưu ý?
Dự báo trong những tháng cuối năm, cả hai nhóm hàng nông sản và công nghiệp chế biến chế tạo sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt. Với tốc độ tăng trưởng hiện nay và sự phục hồi của các thị trường chủ chốt, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU, khi dấu hiệu lạm phát giảm, sức mua sẽ tăng trở lại. Điều này giúp chúng ta đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, nhóm hàng nông sản, mặc dù có triển vọng, nhưng cần được lưu ý về tính mùa vụ và sự biến động giá cả. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Xin cảm ơn ông!