【nhận định trận bilbao】“Bão ly hôn”

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:29:02

Ngay ở Bình Phước,Bnhận định trận bilbao việc giới trẻ ly hôn cũng là chuyện thường ngày. Đầu năm 2014, L.V.A (1990) ở phường Tân Phú (Đồng Xoài) yêu một cô gái người Vĩnh Long lên Bình Phước phụ bán cà phê. Ba mẹ A vốn là công chức nhà nước nên không chấp nhận con dâu làm nghề đó. Nhưng khi A thông báo bạn gái có bầu, ba mẹ A đành “muối mặt” cưới vợ cho con. Không được nhà chồng ưa, mới về lại mang bầu trong khi không chút tiền lận lưng để chuẩn bị sinh con nên cô như “cái gai” trong mắt mẹ chồng. Nhất là cảnh con dâu ngồi chơi còn mẹ chồng phải “hầu” vì cô nghén quá, cứ ngửi mùi thức ăn là ói. Mẹ chồng thường xuyên chì chiết, con dâu cũng cong cớn cãi lại. Anh chồng vốn “công tử bột” sống phụ thuộc ba mẹ nên lép vế... không can thiệp.

Khi đứa trẻ được vài tháng tuổi thì đỉnh điểm xung đột xảy ra, cô vợ bỏ đi để lại đơn ly hôn và con trai cho chồng và ông bà nội nuôi. Cuối năm 2014, A lại dẫn về 1 cô gái kém mình 2 tuổi, làm nghề tiếp thị. Yên tâm vì cả hai đều có việc làm ổn định nên ba mẹ A đồng ý cho cưới ngay. Nhưng hôn nhân cũng chỉ kéo dài được hơn 1 năm thì cô vợ mới cũng đâm đơn ly hôn. Bởi cô này luôn thấy “ngứa mắt” với con riêng của chồng. Sâu xa cũng chỉ vì ông bà nội luôn nghĩ thằng bé thiệt thòi mà cưng hơn con cô. Đã thế, chồng cô vẫn giữ thói ham chơi, đàn đúm nhậu nhẹt thâu đêm và cũng lộ ra nhiều tật xấu...

Tôi cũng đã gặp không ít bà mẹ trẻ ngoài 20 tuổi đơn thân nuôi con hoặc đã ly hôn nhưng để con lại cho ông bà nội, ngoại ở quê rồi “đầu quân” tại các khu công nghiệp. Nếu tiếp xúc với họ lại càng ngỡ ngàng bởi quan điểm rất thoáng của các cô gái “không hợp thì giải thoát cho nhau” và lý do ly hôn rất vớ vẩn kiểu: chồng không chăm con cho vợ đi mua sắm hoặc ham nhậu... dẫn đến mâu thuẫn và viết đơn ly hôn!

Giới trẻ suy nghĩ đơn giản rằng, thích thì đến không thích thì chia tay mà không ý thức được hôn nhân tan vỡ khiến họ phải đối mặt với nhiều hậu quả. Thậm chí, vì xung đột trong hôn nhân mà chồng đã tước đoạt mạng sống của vợ. Vụ việc xảy ra ngày 27-11-2015 ở xã Minh Hưng (Bù Đăng). Chị Đỗ Thị Lưu (1993) đã chết vì nhát dao chí mạng của chồng là Hoàng Trọng Sang (1988). Trước đó, vợ chồng trẻ này thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và cô vợ đã đưa đơn ra tòa. Một hàng xóm của vợ chồng chị Lưu cho biết, hầu như ngày nào cũng nghe tiếng cãi nhau từ gia đình này. Anh chồng trẻ rất nóng tính, chỉ cần một việc gì đó không ưng là la mắng vợ, đập phá đồ đạc. Có lần chị Lưu nấu cho chồng tô bún bò, lỡ tay chế hơi mặn đã bị Sang hất nguyên tô bún vào người rồi đánh đập.

Nhiều năm về trước, phụ nữ bỏ chồng hay bị chồng bỏ là nỗi nhục, là buồn phiền cho cha mẹ, dòng họ. Nay thì đã là sự thường. Nhiều người cho rằng, nếu hôn nhân không hạnh phúc giống như ung nhọt thì nên cắt bỏ, thà đau một lần còn hơn đau dai dẳng. Tư tưởng này phổ biến nhưng một số người lại quá cực đoan nên khi bất đồng là nghĩ ngay tới ly hôn mà ít chịu tìm ra nguyên nhân để hàn gắn!

Yêu vội, cưới gấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ của nhiều vợ chồng trẻ. Nhiều đôi không kịp trang bị kỹ năng căn bản như: sự chia sẻ, nhường nhịn và tự điều chỉnh bản thân để thích nghi với cuộc sống hôn nhân. Bên cạnh đó, quan niệm thoáng với tình dục trước hôn nhân cũng đẩy người trong cuộc đến nhàm chán, thiếu tôn trọng khi đã “tỏ đường đi lối về”. Và nhiều cô qua quá trình tìm hiểu thấy không hợp nhưng vì lỡ trao thân mà nhắm mắt cưới liều. Đến khi ở với nhau, họ mới thực sự thấy sóng gió nổi lên.

Vốn thiếu kỹ năng sống trước và trong hôn nhân; kỹ năng làm vợ, làm mẹ, làm chồng, làm cha... thì khi bắt buộc phải làm quen với cuộc sống mới, đảm đương, lo toan cho gia đình, con cái... trở thành gánh nặng quá sức với người trẻ. Trong khi đó, tuổi trẻ lại nặng tâm lý hiếu thắng, quá coi trọng cái tôi mà không chịu điều chỉnh bản thân để vun đắp cho tổ ấm. Không thể tìm được tiếng nói chung và thiếu những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống thì hôn nhân bị đảo lộn và điểm đến cuối cùng là... dắt nhau ra tòa.

Hệ lụy từ ly hôn nhãn tiền chính là những đứa con. Thiếu bàn tay chăm sóc của cha hoặc mẹ khiến các em phát triển không toàn diện. Dù cố gắng bù đắp thì sự chia tay của cha mẹ cũng ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và sự phát triển nhân cách của trẻ. Vì vậy, mỗi người làm cha, làm mẹ hãy nghĩ đến điều đó khi quyết định bất cứ một điều gì liên quan đến cuộc sống gia đình, hãy một lần nghĩ cho con của mình.

An Nhiên

顶: 8415踩: 24