Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và do đó hoàn toàn không nằm trong vùng biển tranh chấp song Trung Quốc lại cho rằng bãi này nằm trong cái gọi là “Đường 9 đoạn” - một yêu sách phi lý đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế tuyên là vô hiệu nhưng Bắc Kinh hoàn toàn phớt lờ. Gần đây,ụBãiTưChínhĐãđếnlúccộngđồngquốctếphảilêntiếbóng đá hôm nay ngoại hạng anh nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc đã có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông này.
Tàu hải cảnh của Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Theo Tiến sĩ Collin Koh, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore nhận định trên trang Maritimeissues về vấn đề Biển Đông hiện nay: "Một mặt Trung Quốc thúc đẩy con đường ngoại giao như thông qua đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) song mặt khác, nước này vẫn tiếp tục sử dụng các công cụ cưỡng chế để đạt được các mục tiêu của mình bất chấp quyền lợi hợp pháp của các quốc gia khác".
Cũng theo chuyên gia này, trừ khi cộng đồng quốc tế có sự phản ứng mạnh mẽ trước hành động của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính, nếu không thì Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục lặp lại các hành động tương tự trong những năm tới. Và điều nguy hiểm là sự im lặng trước các hành động của Trung Quốc sẽ khiến các biện pháp cưỡng chế trở thành công cụ tiêu chuẩn để các quốc gia thực hiện mục tiêu của mình, làm gia tăng nguy cơ về các bất ổn trong khu vực.
Về ngắn hạn, Trung Quốc có thể đạt được một vài mục tiêu bằng cách sử dụng sức mạnh "cơ bắp" song về lâu dài, quốc gia này sẽ đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ hơn từ các nước láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế.
Trả lời phỏng vấn BBC, Tiến sĩ Collin Koh cho rằng giải pháp cho một nước nhỏ hơn và thậm chí ngay cả cộng đồng quốc tế để đối phó hiệu quả với một quốc gia sẵn sàng coi thường luật pháp quốc tế và chơi theo luật riêng của mình là "tin tưởng mạnh mẽ vào hệ thống dựa trên các quy tắc hiện hành, đồng thời luôn nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực chung của quốc tế".
Cụ thể, Việt Nam có thể tăng cường các biện pháp mạnh mẽ hơn để thuyết phục các thành viên khác trong ASEAN về hậu quả nghiêm trọng trong hành vi của Bắc Kinh tại Bãi Tư Chính.
Việt Nam cũng có thể thông qua các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài vận động hành lang với các cường quốc và các tổ chức quốc tế quan trọng như EU và Liên Hợp Quốc, để đưa ra các tuyên bố về vấn đề này.
Theo giáo sư Carlyle Thayer tại Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australia chỉ ra: "Hành động của Trung Quốc sẽ dẫn đến sự can thiệp mạnh mẽ của các quốc gia như Mỹ, Anh hoặc Nhật Bản, cả trên tư cách đơn phương lẫn trong các thể chế đa phương của khu vực như ARF, EAS và ADMM+. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng nên biết rằng Việt Nam sẽ giữ vai trò là chủ tịch ASEAN cũng như thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 2020. Việc Trung Quốc có các hành động gây bất ổn ở Biển Đông sẽ khiến Việt Nam lên tiếng cho một ASEAN thống nhất cũng như đưa các vấn đề liên quan ra thảo luận trong các diễn đàn đa phương”.
Tờ Philstar của Philippines cho biết tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ, đô đốc Karl Schultz đã kêu gọi các nước đồng minh, cũng như các đối tác của Mỹ trong khu vực lên án những hành động gây hấn, đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Schultz khẳng định rằng các hành động của Trung Quốc là "không phù hợp với trật tự dựa trên các quy tắc".
"Tôi nghĩ lực lượng tuần duyên cần lên tiếng, Hải quân Mỹ cần lên tiếng, các đối tác đồng minh, các đối tác khu vực và các nước láng giềng cũng vậy. Tôi cho rằng chúng ta cần sự phản đối của cộng đồng quốc tế về các hành vi như vậy, những hành vi khiêu khích, cưỡng ép không phù hợp với một trật tự dựa trên các quy tắc".
Về phía Việt Nam, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng hôm 25/7 khẳng định: "Duy trì hoà bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không, đề cao thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của các quốc gia như được xác lập tại UNCLOS 1982 là lợi ích và trách nhiệm chung của các nước và cộng đồng quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng cùng các nước và cộng đồng quốc tế nỗ lực đóng góp vào mục tiêu nói trên, vì hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển của tất cả các quốc gia trong khu vực và trên thế giới"./.
顶: 5踩: 233
【bóng đá hôm nay ngoại hạng anh】Vụ Bãi Tư Chính: Đã đến lúc cộng đồng quốc tế phải lên tiếng
人参与 | 时间:2025-01-24 22:12:31
相关文章
- Nhận định, soi kèo Barbastro vs Barca, 01h00 ngày 5/1: Khách thắng nhẹ
- Vượt mốc 50.000 xe, Mazda3 ưu đãi lên đến 70 triệu đồng
- VinFast bắt tay công ty Áo phát triển pin cho ô tô điện
- 13 cửa hàng Ford phát hiện ma túy đá trong lốp xe
- Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- Đảm bảo điều kiện an toàn trường học trước khi đón học sinh trở lại trường
- Gắn biển các công trình trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô
- Gặp tay trùm xã hội đen Nhật mê độ siêu xe Lamborghini
- Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
- Bến Tre trao 223 suất học bổng Hồ Hảo Hớn
评论专区